
Tư vấn về hơi thở có mùi?

Bạn thân mến!Có rất nhiều khách hàng của mình có vấn đề như bạn và mình đã tư vấn cho họ dùng diệp lục,những người đó sau một thời gian sử dụng đã phản hồi lại là rất tốt,vấn đề hôi miệng k những được cải thiện mà một số các bệnh lý khác như đầy bụng khó tiêu,mụn trứng cá,táo bón đã thuyên giảm và tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.Nếu bạn quan tâm hãy liên lạc trực tiếp với mình nhé.0903486468.Cám ơn bạn.

Có thể do bệnh ở răng miệng, dạ dày, xoang.... đi khám để tím nguyên nhân gây mùi mới có cách trị thích hợp

Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của sự mất nước hoặc thiếu chất kẽm. Những cách dưới đây giúp bạn cải thiện hơi thở của mình.
1. Gia vị
Một số loại rau thơm và gia vị trong bếp là những chất tự nhiên giúp cải thiện hơi thở. Nên nhai chút thì là hoặc hoa hồi sau khi dùng một bữa ăn nhiều gia vị.
2. Làm sạch lưỡi
Lưỡi được che phủ bởi một lớp mà qua kính hiển vi trông như một "rừng nấm". Dưới rừng nấm đó là nơi trú ẩn của vi khuẩn và một số thức ăn chúng ta đã dùng. Đó chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Vì vậy, bạn cần làm sạch lưỡi sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn.
3. Tránh một số thức uống
Cà phê, bia, rượu và whisky là những loại bạn cần tránh sử dụng. Bởi chúng sẽ để lại cặn bã bám vào vôi răng, làm thâm nhiễm hệ thống tiêu hóa.
4. Ăn ngò tây
Ngò tây không chỉ giúp bữa ăn của bạn "xanh" hơn mà còn tốt cho hơi thở. Nguyên nhân do trong ngò tây có chứa chlorophyll - một chất khử mùi.
5. Nhai kẹo hoặc sing-gum bạc hà
Giống như một loại nước xúc miệng, kẹo hay sing-gum là một biện pháp giúp hơi thở thơm tho nhưng chỉ là tạm thời. Vì vậy, nó chỉ thích hợp cho buổi phỏng vấn hoặc một cuộc hẹn ngắn.
6. Ăn phô mai
Những loại phô mai Camembert, Roquefort và phô mai xanh là những loại tốt cho việc giữ hơi thở lại, không để nó bay ra ngoài. Một số sản phẩm sữa khác cũng có những tác dụng tương tự.

Xua tan hơi thở có mùi cực đơn giản
- Bạn có khi nào thắc mắc vì sao những người xung quanh sợ tiếp xúc với bạn chưa? Nếu bạn bị xa lánh chỉ vì hơi thở có mùi, hãy làm theo một trong những cách sau.
1. Bổ sung hoa quả và rau xanh
Trong khi một số loại thực phẩm làm hơi thở có mùi khó chịu thì theo tiến sỹ Michael Apa cho hay vẫn có một số loại rau quả thực sự có khả năng chống lại hơi thở có mùi hôi.
Michael Apa nhận định: “Cần tây, cà rốt và táo là những loại rau củ quả chứa nhiều Vitamin C, có khả năng ngăn ngừa các bệnh về nướu lợi, viêm lợi và diệt vi khuẩn gây mùi. Những loại rau củ quả này giàu chất xơ chống lại chứng hôi miệng rất tốt.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu răng lợi, Kevin Jorgensen cũng tiết lộ một mẹo chữa hôi miệng với nước chanh. Sau khi ăn xong, bạn uống một ngụm nước chanh, xúc nước chanh trong miệng, sau đó nhổ đi. Tuy nhiên, Kevin Jorgensen khuyến cáo chúng ta không nên dùng nước chanh xúc miệng thường xuyên vì axit trong nước chanh sẽ làm hỏng men răng của bạn.
2. Nhai dược thảo
Hãy vào vườn của bạn hoặc ra chợ tìm những loại rau như rau mùi, bạc hà, hương thảo, thảo quả… Đây là những loại dược thảo tốt cho hơi thở răng miệng. Với những loại dược thảo này, bạn có thể nhai hoặc cho vào trà uống.
Tiến sỹ Dr Laurel Clark, hiệu trưởng trường Metaphysics cho hay: “Nhai lá mùi tây cũng ngăn chặn hơi thở có mùi. Uống trà mùi tây tốt cho những người có hơi thở không thơm tho”. Nhà nghiên cứu Sandra Lira cũng đã dùng phương pháp này sau khi ăn tỏi.
3. Chọn kem đánh răng
Tiến sỹ Harold Katz, người sáng lập Phòng khám răng miệng California và là tác giả của “Phương pháp chữa hôi miệng”, đã nhận định, chọn kem đánh răng đúng cũng là một trong những phương pháp giảm hôi miệng. Bạn nên chọn những loại kem đánh răng có cung cấp oxy, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi.
4. Uống nước
Chúng ta vẫn biết nước tốt cho cơ thể, và nay bạn còn biết thêm nước còn quan trọng trong việc chữa hôi miệng. Tiến sỹ Edgard El Chaar đưa ra nhận định: “Nước làm miệng ẩm, giữ sạch răng miệng vì nước làm loãng và làm sạch những chất mà vi khuẩn gây mùi”.
5. Tưa lưỡi
Muốn loại bỏ vi khuẩn gây mùi, bạn có thể dùng biện pháp tưa lưỡi. Biện pháp này giảm thiểu những thức ăn đọng lại trên lưỡi gây nên mầm mống vi khuẩn lây bệnh.
Nha sỹ Kimberly McFarland tiết lộ, tưa lưỡi giúp hạn chế rất nhiều vi khuẩn gây bệnh hôi miệng. Sau khi ăn, bạn chỉ cần dùng tưa lưỡi hoặc bàn chải đánh răng đánh vùng lưỡi, hành động này sẽ giúp miệng bạn hạn chế mùi hôi và bạn có hơi thở thơm tho hơn.
6. Nhai kẹo cao su không đường
Kẹo cao su bạc hà giúp hơi thở có mùi thơm tho của bạc hà và nhai kẹo cao su cũng làm khoang miệng của bạn sản xuất nước bọt nhiều hơn. Nước bọt nhiều sẽ có nhiệm vụ rửa mảng bám và vi khuẩn.
Tiến sỹ Nushin Shir của Santa Monica, California khuyến cáo người dân dùng kẹo cao su không đường để chữa bệnh hôi miệng. Chúng ta không nên dùng sản phẩm có đường vì đường sẽ chỉ làm tích dụ mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng, gây bệnh nướu răng và hôi miệng”.

Hầu hết chúng ta đều có lúc gặp phải tình trạng hơi thở có vấn đề. Nếu chúng ta may mắn thì những người thân yêu có thể nói ra thực tế này trước khi chúng ta tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, chứng hôi miệng dai dẳng có thể làm bạn rất bối rối khi giao tiếp xã hội.
Các chất tạo mùi hôi ở khoang miệng
Các chất gây hơi thở hôi sinh ra từ các protein trong thực phẩm được chia ra như sau:
- Methyl mecaptan (khí không màu được tìm thấy trong thực phẩm như quả hạch và pho mát, mùi như bắp cải thối)
- Putrescine (mùi mục nát thịt)
- Hydrogen sulphide (khí được sản xuất bởi vi khuẩn trong ruột kết, mùi giống như trứng thối).
Những chất này có thể được hấp thụ vào máu của bạn từ ruột và sau đó lưu thông khắp cơ thể cho đến khi chúng được bài tiết qua phổi trong hơi thở.
Nguyên nhân bên ngoài gây hơi thở hôi
Mỗi sáng thức dậy nhiều người thấy miệng có mùi hôi là chuyện bình thường. Lý do là khi ngủ nước bọt tiết ra ít, tế bào chết tích lũy bình thường được đổ ra từ bề mặt của lưỡi, nướu và bên trong của má, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi. Chỉ cần đánh răng, ăn sáng mùi hôi sẽ tự hết.
Những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng thường xuyên là hút thuốc lá hoặc xì gà làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng.
Uống rượu hoặc ăn các loại thực phẩm như tỏi, trứng… cũng sẽ khiến miệng bị hôi nhưng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
Ăn kiêng hoặc ăn chay không khoa học làm cho cơ thể ốm yếu cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
Nguyên nhân y tế của hơi thở hôi
Bệnh nướu răng là lý do phổ biến nhất làm hơi thở hôi vì mùi tạo ra từ mảng bám. Mảng bám răng là một hỗn hợp của dư lượng thực phẩm, các tế bào chết bám chặt giữa nướu và răng. Vi khuẩn tạo ra một mùi khó chịu và góp phần gây chảy máu chân răng.Nguyên nhân của bệnh nướu răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu bạn không thường xuyên đánh răng ngày 2 lần, chắc chắn bạn sẽ có hơi thở “rau mùi”.
Chứng khó tiêu hay mất nước - tất cả đều có thể làm cho hơi thở có mùi.
Bất cứ bệnh nhiễm trùng xung quanh miệng và cổ họng cũng có thể là nguyên nhân đáng kể gây hôi miệng như nghẹt mũi, nhiễm trùng xoang, viêm amiđan và vòm họng sưng... Thậm chí rối loạn phổi như viêm phế quản mãn tính,nhiễm đờm cũng có thể đóng một phần.
Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm.
Làm thế nào để bạn biết mình có hơi thở hôi?
Đây là một số gợi ý hữu ích, vì vậy bạn không phải dựa vào người khác nói cho bạn biết mà tự bạn có thể kiểm tra tình trạng hơi thở của mình.- Hôn bề mặt bên trong cổ tay của bạn. Chờ vài giây và ngửi các khu vực bạn vừa hôn xem có mùi khó chịu không?
- Bạn có hút thuốc lá không? Nếu có thì chắc chắn hơi thở của bạn không thể thơm tho được.
- Hãy kiểm tra răng của bạn có sâu không, nướu răng của bạn có sưng hoặc bị chảy máu khi bạn chải răng không?
- Nha sĩ có nhận xét về bệnh nướu răng của bạn và đề xuất bạn cần vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa?
Biện pháp khắc phục
- Bắt đầu khắc phục chứng hôi miệng với các nha sĩ và song song với việc tự vệ sinh răng mỗi ngày, bởi vì gốc rễ của vấn đề này là các bệnh về răng miệng.- Vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật, thường xuyên đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa. Mảng bám răng, nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng... hình thành trong vòng vài giờ sau khi thức ăn tồn tại trong miệng. Do vậy, chải răng sau mỗi bữa ăn là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Khi chải răng cần chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải dọc theo chiều răng mọc hoặc xoay tròn, chải kỹ các mặt của răng. Thời gian chải răng cần đảm bảo tối thiểu 2 phút.
Bạn đừng quên đánh sạch lưỡi và hai bên má trong.
- Tránh hút thuốc, rượu và ăn thức ăn cay.
- Làm sạch miệng sau khi ăn các sản phẩm sữa, cá và thịt.
- Nhai kẹo cao su không đường giúp bởi vì nó khuyến khích tiết nước bọt.