
Viêm gan B điều trị có hết không?

Nếu mới chớm hoặc bị nhẹ thì chữa được, còn mãn tính thì chỉ có thể giảm bớt hoặc yếu virut thôi, khi nào sức đề kháng tốt thì cảm giác ko còn bệnh, nhưng khi sức đề kháng yếu đi virut lại tiếp tục phát triển. Cần kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên...
Chi tiết xem tại: www.thuocnam.vn

Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan B
SVVG B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.

Nếu như đã bị viêm gan B mạn tính thì không thể khỏi được mà ta chỉ có thể duy trì nó ở dạng thể ngủ thôi, bạn nên định ký kiểm tra máu 6tháng một lần, không để bệnh tiến triển nặng hơn vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến xơ gan và gây ung thư . Nếu như chồng bạn là người lành mắc bệnh và chị đã được tiêm phòng vacxin viêm gan B trước lúc chồgg bạn mắc bệnh thì chị sẽ không bị lây đâu . Nhưng theo nghiên cứu thì 95% người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc . chỉ dùng thuóc khi các chỉ số quá mức cho phép thôi. Con bạn ngay sau khi sinh trong 24h thì cần phải được tiêm phòng vacxin viêm gan B ở cả hai thể hoạt động và đang ngủ như thế là an toàn nhất .

Mình vừa sưu tầm được rất nhiêu thông tin bổ ích về bện viêm gan B, bạn tham khảo nhé:
3. CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B
3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi Bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:
1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.
3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:
1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.
4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
4.1. Chế độ ăn
Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, Bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
4.2. Lối sống
Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
4.3. Ðiều trị
Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
(a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
(b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU:
Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha
Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virut. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.
Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giơ,?ọi là hội chứng giả cúm. Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình thường.
Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
Một số thuốc kháng sinh chống siêu vi hiện đang được nghiên cứu phối hợp với Interferon alpha

Bạn chưa nói rõ là chồng bạn bị viêm gan B cấp tính hay mãn tính, nếu bạn tiêm phòng đủ liều rồi thì ko sợ bị lây bệnh từ chồng, để tránh lây bệnh sang con sau khi sinh tiêm phòng viêm gan B trong 24h là đc mà, đừng lo lắng quá.
Bà chị mình bị viêm gan B từ khi chưa lấy chồng cơ nhưng giờ gia đình chị ấy vẫn hạnh phúc đấy thôi. Dạo đầu men gan lên cao cũng sợ lắm. Sau này nghe người ta bảo chị ấy kết hợp uống Linh can khang cùng với thuốc bác sĩ kê nên sức khỏe hiện tại rất tốt.
Nếu bạn quan tâm có thể xem thông tin thuốc đó ở link sau
http://vietnamnet.vn/suckhoe/200911/Nhiem-virus-viem-gan-co-the-gay-benh-ung-thu-877304/
Có phải sản phẩm Linh can khang của công ty IMC không, mình cũng đã từng dùng sản phẩm của công ty IMC rùi và thấy cũng khá hiệu quả đối với mình. Mình đã từng xem các thông tin ở đường linh này nè: http://imc.net.vn/vi-VN/San-pham/imc.html