
Viêm phụ khoa- nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:
- Không vệ sinh: không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.
- Vệ sinh không đúng: vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.
- Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh
- Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.
- Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
- Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.
Ở phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm sinh dục nhiều hơn nam là vì:
- Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài (qua lỗ âm đạo) vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Hàng tháng phụ nữ hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
- Chức năng của người phụ nữ là mang thai, sinh sản nên thường dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.
Cần điều trị triệt để
Người bệnh phải điều trị đến khi khỏi bệnh vì nếu không viêm nhiễm đi ngược lên vào sâu trong ổ bụng gây viêm nhiễm vùng chậu hoặc có thể gây rối loạn kinh nguyệt; gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày: tiết dịch, mùi khó chịu; ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: đau đớn, sợ hãi, chảy máu bất thường. Cũng có thể là tiền đề của ung thư cổ tử cung; vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng; chửa ngoài dạ con.
Làm sao phát hiện?
Cần lưu ý những biểu hiện đặc trưng sau:
- Toàn thân: Trong thời kỳ cấp tính, cơ thể có một hoặc nhiều triệu chứng: tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau; toàn thân: sốt, nhức đầu, chán ăn, mạch nhanh. Ở thời kỳ mãn tính: các triệu chứng không rầm rộ…
- Tại cơ quan sinh dục: Dịch tiết âm đạo khác thường: nhiều, có dạng bọt màu vàng hoặc xanh, dạng miếng như sữa đặc, có máu hoặc mủ, có mùi hôi; ngứa hoặc nóng rát âm đạo; kinh nguyệt rối loạn: rong kinh, rong huyết; đau bụng: đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới, đau hố chậu.
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên vệ sinh hằng ngày đúng cách, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm; không ngâm mình dưới nước ao; làm tốt vệ sinh kinh nguyệt, sau sẩy, nạo hút thai và sinh đẻ; thay băng vệ sinh đúng cách, khoảng 2giờ/lần; vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ; không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường; lau chùi khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh và sổ lãi định kỳ…
Cần nhớ không dùng chung khăn tắm, không lạm dụng thuốc rửa phụ khoa. Một khi mắc bệnh phải điều trị tích cực để khống chế bệnh cho cả hai, bản thân và chồng.
Lưu ý: Biểu hiện của viêm âm đạo thường phản ánh bằng khí hư qua đường âm đạo. Vì vậy chị em cũng cần biết phân biệt dịch tiết bình thường (dịch âm đạo) và khí hư (huyết trắng bệnh lý). Dịch tiết bình thường có đặc điểm: chất dịch ra ít, thường gặp ở ngày rụng trứng và ngày sắp có kinh nguyệt, màu trắng trong, không có mùi hôi, không gây khó chịu như ngứa, rát, bong âm hộ, âm đạo. Khí hư thường dùng để chỉ khi dịch ở âm đạo có những đặc điểm bất thường như: ra nhiều, ra liên tục, màu trắng đục, hoặc vàng, xanh như mủ có khi lẫn máu, hoặc như bọt xà phòng, hoặc đặc như bột gạo, có mùi hôi, gây khó chịu, ngứa, rất bỏng, có khi đau bụng dưới, kèm theo đái buốt, đái rắt… Tùy theo nguyên nhân gây viêm âm đạo mà tính chất khí hư cũng như việc chữa trị sẽ khác nhau

Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ nhưng nguyên nhân gây viêm thì có nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo có thể do các vi khuẩn thông thường loại hiếu khí (phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu (bệnh lây truyền theo đường tình dục), có thể do vi nấm (thường là loại candida albicans), có thể do ký sinh trùng như trichomonas vaginalis (trùng roi)...
điều trị viêm âm đạo muốn có hiệu quả phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc đặc trị.
Đối với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn: Dùng các loại kháng sinh thích hợp. Nếu làm được các xét nghiệm cần thiết để xác định mầm bệnh và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh nhạy cảm với mầm bệnh (nghĩa là chưa bị kháng thuốc) thì càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy khi đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường có cả hai loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí phối hợp (mà vi khuẩn kỵ khí nếu nuôi cấy trên môi trường thông thường thì không thể phát hiện được) do đó nên điều trị phối hợp hai loại kháng sinh để diệt được cả hai loại vi khuẩn đó.
Để diệt các vi khuẩn hiếu khí, hầu hết các nhóm kháng sinh có phổ rộng đều có tác dụng miễn là vi khuẩn gây bệnh chưa kháng thuốc. Hiện nay thường dùng các thuốc thuộc nhóm cephalosporin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Với viêm âm đạo do vi khuẩn lậu thì thuốc hiện nay được xem có tác dụng nhất là ceftriaxon (nhóm cephalosporin) 250mg tiêm một liều duy nhất. Với mầm bệnh là chlamydia trachomatis thì thuốc chủ yếu sử dụng là doxycyclin 100mg uống ngày hai lần, mỗi lần một viên trong 7 ngày (hoặc tetracyclin với liều do thầy thuốc chỉ định). Vì hai mầm bệnh lậu và chlamydia hay đi kèm với nhau nên người ta thường điều trị phối hợp cả hai loại thuốc trên và cần phải điều trị cho cả người chồng (hoặc bạn tình) mới không bị tái phát.
Nếu bạn thấy triệu trứng khác lạ thì phải đi khám ngay nhé! Mình có địa chỉ này Số 212 - Nguyến Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại đường dây nóng: 01666 06 55 66. Địa chỉ web: www.phongkhamdakhoathientam.com

viêm phụ khoa có rất nhiều nguyên nhân bạn ak. nếu thấy có gì bất thường thì bạn nên đi gặp bác sĩ phụ khoa là tốt nhất.