
Bị giãn tĩnh mạch, phải làm sao????????
Mình năm nay 26t, do đi giày cao gót nhiều wa mà hình như mình bị giãn tĩnh mạch, ỡ bắp chân của mình hiện lên những vết bầm và hình như bắt đầu lan rộng ra, có ai biết trị tình trạng này hok? dùng sản phẩm nào để ngăn hok cho nó lan rộng ra nữa thì chỉ mình với

Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì có thể gây hậu quả nặng nề hoặc biến chứng đe dọa cuộc sống.
Chứng giãn tĩnh mạch chân
Về nguyên tắc, tĩnh mạch là một hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn. Tĩnh mạch sẽ mang máu thiếu ôxy từ cơ quan và mô về tim. Khi đến phổi nó được tái nạp ôxy ở phổi. Trong khi đó, dòng máu trở về tim có xu hướng bị động (yếu hơn dòng máu từ tim đi) và tùy thuộc mức co bóp của các cơ ở tay và chân.
Buổi sáng, một hay cả hai chân bạn cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, vào giấc nghỉ trưa hoặc cuối ngày, bạn có cảm giác chân tê tê như kiến bò, kiến cắn, nặng chân, có trường hợp bị tê buốt, đau nhức nếu vẫn tiếp tục đứng, giảm đau hơn nếu nằm nghỉ và gác chân lên cao. Trường hợp suy tĩnh mạch nông thì trên hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén (tử cung bị to ra, chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng...
Hiện nay có ba phương pháp điều trị. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bạn cần lưu ý: mang vớ thun (vớ y khoa) hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn; tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân hoặc đi giày cao gót; khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm; tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục; không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to...; không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch); nếu bạn quá béo thì cần giảm trọng lượng; ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.

Phụ nữ Việt Nam vốn ít bị giãn tĩnh mạch. Nhưng lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không cân đối... đang thúc đẩy căn bệnh này gia tăng. Những mạch máu thương tổn nổi ngoằn nghèo trên đôi chân khiến người bệnh phải giã từ những chiếc váy ngắn. Đến độ tuổi nào, phụ nữ bắt đầu phải đối mặt với bệnh giãn tĩnh mạch? Sau giai đoạn dậy thì, giới nữ đều có nguy cơ suy tĩnh mạch kèm giãn tĩnh mạch ở đôi chân. Bệnh thường có yếu tố bẩm sinh. Ngoài ra, việc đứng nhiều, tiếp xúc với khí nóng, ít vận động, béo phì, bất động lâu... cũng khiến bệnh nặng hơn. Bệnh biểu hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa đông do thời tiết nắng nóng hay do dùng lò sưởi. Triệu chứng của bệnh có dễ nhận biết không? Trong thời gian đầu, những lúc phải đứng lâu, bệnh nhân sẽ thấy chân nằng nặng, có cảm giác kiến bò. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch. Còn khi tĩnh mạch đã bị giãn rồi thì ta có thể nhìn thấy chúng nổi hằn lên dưới da, sờ vào mềm, màu xanh tím, xẹp xuống khi người bệnh nằm và phồng to khi họ đứng lên. Bệnh này ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ như thế nào? Tĩnh mạch tham gia vào vòng tuần hoàn. Máu từ tĩnh mạch sau khi đã lọc các chất độc hại sẽ chảy về phổi để làm giàu ôxy và sau đó tiếp tục tham gia vào vòng tuần hoàn động mạch. Quá trình này phụ thuộc vào hệ thống van chống trào ngược. Trong trường hợp suy tĩnh mạch, các van này không kiểm soát tốt, máu sẽ chảy ra ngoại vi thay vì chảy về phổi. Bệnh này chỉ liên quan đến mạng tĩnh mạch bề mặt da. Nó làm ứ máu, thiếu ôxy ở các chi dưới, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tắc tĩnh mạch bề mặt, chân phù nề, viêm co kéo dưới da, loét chân thường xuyên tái phát... Có khi tĩnh mạch bị vỡ máu, chảy dồn về phần trong cẳng chân hoặc chảy ngoài da. Quá trình điều trị như thế nào? Nếu bạn nghi ngờ mình bị giãn tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên về mạch hoặc bác sĩ tim. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và siêu âm Doppler để xác định mức độ bệnh và quyết định điều trị bằng phẫu thuật, xơ hóa tĩnh mạch hay chỉ cần đi tất bó sát. Loại tất này có gì đặc biệt? Độ co giãn của loại tất này rất cao, sử dụng khi bạn mắc bệnh để ép thành mạch chặt lại và chỉ mang trong một thời gian nhất định chứ không nên sử dụng thường xuyên. Bình thường, bạn phải giữ đôi chân mình luôn thoải mái, thậm chí ngay cả phần cạp tất cũng không được quá chặt, bó nghẹt chân để cho máu lưu thông tốt trong tĩnh mạch. Thủ thuật xơ hóa tĩnh mạch có phức tạp không? Phương pháp làm xơ cứng tĩnh mạch là biện pháp thông dụng nhất để điều trị giãn tĩnh mạch nhỏ và trung bình. Kỹ thuật làm là tiêm thuốc nhiều lần làm xơ cứng tĩnh mạch. Một lần điều trị kiểu này thường kéo dài khoảng 10-20 phút, sau đó băng lại chỗ tiêm và giữ băng đó trong 24 giờ. Với phẫu thuật thì sao? Có 2 cách; một là lột tĩnh mạch trong khoảng 5-10 phút, áp dụng cho các trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Hai là phẫu thuật Chivas kéo dài khoảng 10-20 phút, dùng cho trường hợp giãn từng đoạn ngắn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần băng ép toàn bộ chi và phải nằm bất động trên giường 3 ngày. Trong ăn uống, người mắc bệnh giãn tĩnh mạch cần chú ý gì? Quan trọng nhất là tránh ăn các đồ ăn làm tăng cân. Nên dùng các thực phẩm giàu vitamine E và PP như rau và hoa quả. Ăn uống chế độ nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tránh táo bón. Những lưu ý khác? Nên thường xuyên nâng cao chân khi có thể, nhất là vào ban đêm. Không nên ở ngoài trời nắng nóng gay gắt. Đi bộ đều đặn và hằng ngày chỉ nên đi giày đế bằng khoảng 1,5 cm, không đi tất quá chật để máu tĩnh mạch về tim dễ dàng.