
Cách chọn, bảo quản và chế biến bào ngư?

Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein… có lợi cho sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết chọn mua và chế biến bào ngư dưới đây.
Cách chọn
Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.
Bảo quản
Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.
Chế biến
Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.
Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.
Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.

Bào ngư giá thành đắt, bổ dưỡng mà cho vào nổi lẩu thì con gì là chất bổ của BN nữa? Phí lắm lắm.
Chia sẻ một vài món từ bào ngư với bạn này:
1. Bào ngư sống: ăn với mù tạt (giống món tôm mù tạt)
- Dùng bào ngư tươi sống, vùi nguyên con cả vỏ vào nước đá bào nhỏ khoảng 1 giờ trước khi ăn.
- Nước chấm: Hòa tan 1 phần xì dầu + 1/3 phần mù tạt xanh (wasabi) hoặc hơn nữa ở mức khẩu vị chịu được vị cay nồng. Tùy thích thay hỗn hợp này bằng muối, tiêu và chanh vắt.
- Nạy vỏ bào ngư, tách lấy nạc, gỡ bỏ những mô tạp, làm đến đâu ăn đến đó. Nếu muốn dọn sẵn thì tùy thích cắt thành miếng mỏng, dùng một dĩa sâu lòng, cho nước bào vào dĩa, bịt kín dĩa bằng một lớp giấy nhôm, trải bào ngư lên mặt dĩa. Dọn kèm nước chấm và đầu hành ướp lạnh.
2. Bào ngư hấp:
- Dùng bào ngư sống hoặc bào ngư đông lạnh rã đông. Hấp chín bằng hơi nước. Tùy ý cắt lát dày mỏng.
- Nước chấm bằng nước mắm gừng theo bếp VN: 1 muỗng súp nước mắm ngon + ½ muỗng súp gừng băm nhỏ + 3 hoặc 4 muỗng súp nước lọc + 1 hoặc 2 muỗng cà phê đường tùy khẩu vị + ớt tươi băm nhỏ tùy ý ăn cay được ít nhiều.
- Ăn kèm vài lá rau răm nếu thích. Tuỳ ý thay nước mắm gừng bằng muối tiêu chanh.
3. Cháo bào ngư:
- 1 kg xương heo hầm với 3, 5 lít nước + 50 gr. hành tây. Hầm nhỏ lửa còn chừng 3 lít nước, vớt bỏ xác hành, xương. Tùy ý thay nước xương heo bằng nước cốt gà đóng lon dạng chicken broth.
- 100 gram gạo ngon, vo sạch, để ráo, rang khô gạo trong một cái chảo dày cho đến khi gạo dậy mùi thơm là được, không rang gạo đến độ gạo trở màu vàng.
- Lấy nước xương nấu cháo cho nở rền, vừa loãng.
- Ít hành lá, ngò cắt nhỏ.
- 200 gram bào ngư hộp hoặc bào ngư đông lạnh đã sơ chế, cắt lát mỏng và tẩm ướp.
- Làm nóng 2 muỗng súp dầu ăn với nửa muỗng súp hành tím băm, cho bào ngư vào xào sơ khoảng nửa phút rồi trút vào nồi cháo, nấu sôi nhẹ lại khoảng 5 phút nữa.
- Múc cháo ra tô thả hành ngò vào, rắc thêm tiêu bột. Tùy ý nêm riêng muối hoặc nước mắm khi đã múc ra chén nhỏ. Đừng nên nêm thẳng nước mắm vào cháo khi đang nấu sôi vì có loại nước mắm tạo vị chua.
- Tùy ý gia giảm gạo hay nước để cháo đặc loãng theo ý riêng. Nếu dùng bào ngư hộp thì lấy nước trong hộp để cho thêm vào cháo.
4. Bào ngư xào tỏi:
- 200 gram bào ngư hộp hoặc bào ngư đông lạnh đã sơ chế, cắt lát mỏng và tẩm ướp.
- 2/3 chén hành tây chẻ mỏng, tách tép; 1 chén chua chín cắt miếng nhỏ; ½ chén ngò cọng hoặc cần tây.
- Làm nóng 2 muỗng súp dầu ăn với nửa muỗng súp tỏi băm, cho bào ngư vào đảo nhanh tay trong khoảng nửa phút rồi trút hành tây, cà chua vào, xào nhỏ lửa trong khoảng 3 - 4 phút, tùy thích nêm lại với chút xíu muối hay bột nêm với 2 hoặc 3 muỗng súp nước sôi cho món xào không quá khô.
Nếu dùng bào ngư tươi thì tùy thích để chín giòn hay chín mềm bằng cách xào lâu hay mau, riêng bào ngư hộp thì đã có độ mềm nhất định. Cho ngò hoặc cần vào đảo đều là tắt bếp.
5. Bồ câu hầm bào ngư:
- 1 con bồ câu đã làm sạch khoảng 250 - 300 gr. Tùy ý chặt dọc bồ câu làm hai hoặc làm bốn. Ướp với : ½ muỗng cà phê muối + ¼ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê hành tím băm + 1 muỗng cà phê dầu mè đen, chà sát gia vị trong ngoài, để qua 30 phút, chiên vàng đều.
- 200 gram bào ngư các loại đã sơ chế, cắt lát tùy ý và tẩm ướp. Lưu ý nếu dùng bào ngư hộp.
- 30 gram nấm hương (đông cô) ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ cuống rễ, tùy ý cắt miếng lớn nhỏ.
- Cho bồ câu vào một nồi vừa, châm nước xương heo hoặc chicken broth vào xâm xấp, nấu nhỏ lửa cho bồ câu vừa mềm mới cho bào ngư tươi hoặc khô đã chế biến và nấm vào nấu tiếp để nứơc còn khoảng 1/3 là vừa. Lưu ý nếu dùng bào ngư hộp thì chỉ cho vào khi thịt đã mềm hoàn toàn. Món ăn đạt yêu cầu là bào ngư thấm vị thịt bồ câu. Dọn kèm muối tiêu.
- Khi nấu chung bào ngư với các loại thực phẩm khác thì tùy việc sử dụng bào ngư hộp, tươi hoặc khô sẽ cho thành phẩm có hương vị khác nhau rất nhiều.

ào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein… có lợi cho sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết chọn mua và chế biến bào ngư dưới đây.
-
Cách chọn
Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.
-
2
Bảo quản
Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.
-
3
Chế biến
Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.
Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.
Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.