Câu hỏi

29/10/2013 02:22
Cưỡng chế hay phải chờ quyết định của Tòa án
Ngay cạnh nhà tôi đang có một công trình xây dựng nhà ở của dân có giấy phép xây dựng được UBND quận cấp. Nhưng khi thi công, chủ đầu tư đã xây dựng sai với nội dung được cấp phép. Sau nhiều lần xử phạt hành chính, chủ đầu tư vẫn vi phạm buộc chính quyền địa phương phải ra quyết định cưỡng chế những hạng mục xây sai phép.
Chủ đầu tư không những không chấp hành, khi chính quyền chuẩn bị cưỡng chế thì lại khởi kiện lại quyết định xử lý của chính quyền ra Tòa hành chính. Vậy xin quý Báo giải thích cho tôi được rõ, làm như vậy có đúng theo luật định không?
dohuongtra
29/10/2013 02:22
duccanh
29/10/2013 02:22
Chủ đầu tư không những không chấp hành, khi chính quyền chuẩn bị cưỡng chế thì lại khởi kiện lại quyết định xử lý của chính quyền ra Tòa hành chính. Vậy xin quý Báo giải thích cho tôi được rõ, làm như vậy có đúng theo luật định không?
Danh sách câu trả lời (2)

bạn longkhan trả lời rất chính xác

Theo khoản 2 điều 120 của Luật Xây dựng đã quy định: “Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc sai với giấy phép xây dựng được cấp đối với công trình xây dựng theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thì phải bị phá dỡ toàn bộ hoặc phần vi phạm theo quy định".
Cụ thể hóa Luật Xây dựng, tại điều 13 của Nghị địnhsố 180/2007/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 7/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị được quy định: “Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý: lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra."
Theo Luật Xây dựng và Nghị định 180/ NĐ - CP, UBND quận Hoàn Kiếm xử lý cưỡng chế công trình vi phạm là đúng luật. Việc chủ đầu tư không chấp hành quyết định cưỡng chế, lại khởi kiện quyết định xử lý của chính quyền địa phương, đó là quyền hợp pháp của công dân. Nhưng tại khoản 2 điều 118 của Luật Xây dựng đã quy định rõ: “ Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án đó".
Cụ thể hóa Luật Xây dựng, tại điều 13 của Nghị địnhsố 180/2007/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 7/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị được quy định: “Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý: lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra."
Theo Luật Xây dựng và Nghị định 180/ NĐ - CP, UBND quận Hoàn Kiếm xử lý cưỡng chế công trình vi phạm là đúng luật. Việc chủ đầu tư không chấp hành quyết định cưỡng chế, lại khởi kiện quyết định xử lý của chính quyền địa phương, đó là quyền hợp pháp của công dân. Nhưng tại khoản 2 điều 118 của Luật Xây dựng đã quy định rõ: “ Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án đó".
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip