Câu hỏi

20/05/2013 04:43
Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Đối tượng nào không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp?
cochukg
20/05/2013 04:43
hoanganh
20/05/2013 04:43
Danh sách câu trả lời (2)

Theo quy định tại Điều 63, 64, 65 và 66 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp; và không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể như sau:
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
-Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
-Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
-Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học; kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
•Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
........................
Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý của Văn phòng luật sư Lê & Lê về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả tại chuyên mục Tư vấn pháp luật http://www.luatvietnam.vn/Default.aspx?tabid=703.
Tại đây Lê & Lê đã tư vấn rất chi tiết và cụ thể về các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền tác giả.
Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng luật sư Lê & Lê để được tư vấn thêm.
ĐT: 04.39361314
Email: hanoi@lele.vn
Website: www.lele.vn
GIỚI THIỆU VỀ LÊ & LÊ
Chính thức thành lập và hoạt động từ năm 1998, Lê & Lê được đánh giá là một trong số các văn phòng luật chuyên nghiệp và có uy tín nhất ở Việt Nam hiện nay. Các tạp chí quốc tế uy tín (như PLC Which lawyer?, Managing Intellectual Property, Asia Pacific Legal 500) đã luôn xếp hạng Lê & Lê là một trong số các công ty luật hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Lê & Lê đã tư vấn pháp lý giúp khách hàng thành công trong nhiều vụ việc phức tạp, và quan trọng tại Việt Nam và quốc tế.
Ngoài các thành viên chính đã từng là các xét nghiệm viên của Cục Sở hữu trí tuệ trong nhiều năm và được đào tạo tiếp theo tại các trường chuyên về luật sở hữu trí tuệ có uy tín trên thế giới, Lê & Lê còn có các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp, chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm có bằng luật (cử nhân, thạc sĩ) và/hoặc bằng kỹ thuật (cử nhân, tiến sĩ) ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bên cạnh nhóm chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ, Lê & Lê còn có nhóm các luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật hợp đồng và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, Lê & Lê còn làm cố vấn hoặc tư vấn về luật sở hữu trí tuệ cho nhiều dự án, tổ chức quốc tế, như Star-Vietnam, Ford Foundation, JETRO, WHO, Business Software Alliance, Asia-Pacific Broadcasting Union.
Lê & Lê cũng được mời và đang tham gia giảng dạy về luật sở hữu trí tuệ tại Học viện tư pháp, các khóa đào tạo thẩm phán của TANDTC và các tòa tỉnh/thành phố, Trường Khoa học và xã hội nhân văn, Khóa đào tạo pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ, và đọc tham luận trong nhiều hội thảo quốc tế tại Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Với nhiều luật sư và chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm, Lê & Lê luôn được các cơ quan thẩm quyền chọn để làm cố vấn hoặc góp ý các dự thảo văn bản pháp luật. Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP), Cục Bản quyền tác giả (COV), Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ tư pháp, và Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi Trường của Quốc hội đã đánh giá cao các ý kiến đóng góp của Lê & Lê trong suốt quá trình soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
-Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
-Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
-Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học; kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
•Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
•Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
........................
Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý của Văn phòng luật sư Lê & Lê về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả tại chuyên mục Tư vấn pháp luật http://www.luatvietnam.vn/Default.aspx?tabid=703.
Tại đây Lê & Lê đã tư vấn rất chi tiết và cụ thể về các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền tác giả.
Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng luật sư Lê & Lê để được tư vấn thêm.
ĐT: 04.39361314
Email: hanoi@lele.vn
Website: www.lele.vn
GIỚI THIỆU VỀ LÊ & LÊ
Chính thức thành lập và hoạt động từ năm 1998, Lê & Lê được đánh giá là một trong số các văn phòng luật chuyên nghiệp và có uy tín nhất ở Việt Nam hiện nay. Các tạp chí quốc tế uy tín (như PLC Which lawyer?, Managing Intellectual Property, Asia Pacific Legal 500) đã luôn xếp hạng Lê & Lê là một trong số các công ty luật hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Lê & Lê đã tư vấn pháp lý giúp khách hàng thành công trong nhiều vụ việc phức tạp, và quan trọng tại Việt Nam và quốc tế.
Ngoài các thành viên chính đã từng là các xét nghiệm viên của Cục Sở hữu trí tuệ trong nhiều năm và được đào tạo tiếp theo tại các trường chuyên về luật sở hữu trí tuệ có uy tín trên thế giới, Lê & Lê còn có các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp, chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm có bằng luật (cử nhân, thạc sĩ) và/hoặc bằng kỹ thuật (cử nhân, tiến sĩ) ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bên cạnh nhóm chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ, Lê & Lê còn có nhóm các luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật hợp đồng và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, Lê & Lê còn làm cố vấn hoặc tư vấn về luật sở hữu trí tuệ cho nhiều dự án, tổ chức quốc tế, như Star-Vietnam, Ford Foundation, JETRO, WHO, Business Software Alliance, Asia-Pacific Broadcasting Union.
Lê & Lê cũng được mời và đang tham gia giảng dạy về luật sở hữu trí tuệ tại Học viện tư pháp, các khóa đào tạo thẩm phán của TANDTC và các tòa tỉnh/thành phố, Trường Khoa học và xã hội nhân văn, Khóa đào tạo pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ, và đọc tham luận trong nhiều hội thảo quốc tế tại Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Với nhiều luật sư và chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm, Lê & Lê luôn được các cơ quan thẩm quyền chọn để làm cố vấn hoặc góp ý các dự thảo văn bản pháp luật. Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP), Cục Bản quyền tác giả (COV), Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ tư pháp, và Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi Trường của Quốc hội đã đánh giá cao các ý kiến đóng góp của Lê & Lê trong suốt quá trình soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Các đối tượng dưới đây không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng;
- Hình dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ;
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng;
- Hình dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ;
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip