Câu hỏi

30/05/2013 01:29
Dừng xe giữa dốc chỉ dùng côn và ga có ảnh hưởng gì?
Khi dừng xe ở giữa dốc tôi chỉ sử dụng côn và ga. Nhả chân côn một chút là xe cũng đứng im mà không cần. Như vậy có ảnh hưởng gì tới động cơ?
nguồn: vnepress
ecsboard
30/05/2013 01:29
TungZiMa
30/05/2013 01:29
namtuoc
30/05/2013 01:29
hoanganh
30/05/2013 01:29
manhlinh
30/05/2013 01:29
nguồn: vnepress
Danh sách câu trả lời (20)

Lên dốc (điển hình như tắc đường ở chân cầu Chương Dương chẳng hạn), cứ thử tưởng tượng dùng cả phanh tay, phanh chân, côn, ga... để nhích từng chút một, không cẩn thận thì trôi lùi xe thì đúng là toát mồ hôi hột, có mỗi vài trăm mét mà phải dùng toàn bộ cơ thể hoạt động hết công suất.
Bạn đã chỉ dùng đến côn và ga, như vậy kỹ năng điều khiển xe đã đạt mức khá tốt, và điều này hầu như những người quen xe số sàn đều thực hiện khi lên dốc với tốc độ thấp. Chỉ nên tránh tình trạng "vê" ga, "ép" côn (khác với việc bạn nhả côn), làm hỏng côn, nóng máy mà những người phía sau cũng cảm thấy khó chịu nóng bức.
Chúc bạn lái xe an toàn!
Nguyễn Tài Xế
Bạn đã chỉ dùng đến côn và ga, như vậy kỹ năng điều khiển xe đã đạt mức khá tốt, và điều này hầu như những người quen xe số sàn đều thực hiện khi lên dốc với tốc độ thấp. Chỉ nên tránh tình trạng "vê" ga, "ép" côn (khác với việc bạn nhả côn), làm hỏng côn, nóng máy mà những người phía sau cũng cảm thấy khó chịu nóng bức.
Chúc bạn lái xe an toàn!
Nguyễn Tài Xế

Chào bạn Dương. Nhiều lúc đi đường có việc cần phải dừng giữa đoạn đường dốc thì người lái có các lựa chọn:
1. Về số 0 và cài thắng tay.
2. Giữ côn ở mức độ tương xứng để xe không trôi.
Trong 2 việc thì nên thực hiện 1 trước. Vì khi dừng có thể có những điều phát sinh mà mình phân tâm để chân bị ảnh hưởng sẽ nguy hiểm về độ an toàn. Việc giữ côn thì thường là những người chỉ dừng nhanh (nhắn tin, gọi ai hay gì đó rất đơn giản và nhanh chóng) rồi đi ngay mà không liên quan đến việc người lên xuống xe, bốc dỡ hàng hay chờ đợi do kẹt xe.
Dươngnhiên việc giữ côn sẽ ảnh hưởng đến động cơ do côn bị mài (phần này đã có bạn đọc trả lời ở những phần tư vấn trước).
Tuy nhiên, nếu đi xe quen về thao tác sử dụng thăng tay thì nên dùng thắng tay để thành thói quen sẽ hay hơn là giữ côn như vậy.
Chúc sức khỏe và luôn an toàn.
Đông.
1. Về số 0 và cài thắng tay.
2. Giữ côn ở mức độ tương xứng để xe không trôi.
Trong 2 việc thì nên thực hiện 1 trước. Vì khi dừng có thể có những điều phát sinh mà mình phân tâm để chân bị ảnh hưởng sẽ nguy hiểm về độ an toàn. Việc giữ côn thì thường là những người chỉ dừng nhanh (nhắn tin, gọi ai hay gì đó rất đơn giản và nhanh chóng) rồi đi ngay mà không liên quan đến việc người lên xuống xe, bốc dỡ hàng hay chờ đợi do kẹt xe.
Dươngnhiên việc giữ côn sẽ ảnh hưởng đến động cơ do côn bị mài (phần này đã có bạn đọc trả lời ở những phần tư vấn trước).
Tuy nhiên, nếu đi xe quen về thao tác sử dụng thăng tay thì nên dùng thắng tay để thành thói quen sẽ hay hơn là giữ côn như vậy.
Chúc sức khỏe và luôn an toàn.
Đông.

Không ảnh hưởng gì đâu bạn ạ. Về nguyên tắc đi đường dốc là như vậy mà. Ai chạy xe số sàn cũng chạy với phương pháp như bạn thôi.
Nguyễn Thanh Văn Công
Nguyễn Thanh Văn Công

Có nhiều người khẳng định về đúng sai quá. Vấn đề là cách bạn hỏi vẫn chưa đủ thông tin. Như đã có bạn nói: di chuyển chậm trên độ dốc nhỏ và ngắn thì cách dùng côn và ga là một phương thức hợp lý. Nó tạo ra đủ lực để cân bằng với lực kéo của tải trọng xe trên dốc.
Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp khi tạm dừng ngắn hạn (một vài giây) và trong quãng ngắn, đặc biệt khi tắc đường trên đoạn dốc hay dừng trước tín hiệu giao thông. Nếu bạn phải dừng giữa dốc (ví dụ để cho người xuống...) và đoạn đường có độ dốc cao thì hiển nhiên là vừa không an toàn, vừa hại máy do lực kéo tải trọng trên dốc quá lớn. Và lúc đó bạn buộc phải dùng phanh tay, chưa kể nếu dừng lâu, với độ dốc lớn thì phải có phương án kê, kích bánh xe.
Có nhiều người nói về hại xe và tốn xăng. Thực sự trong trường hợp kẹt xe trên cầu, dùng liên tục tổ hợp phanh tay, phanh chân, với thao tác depart lên dốc ở tần suất 2m/lần thì bạn có thể tự hình dung phương pháp nào tiêu tốn nhiều nơ ron thần kinh và hại xe hơn.
Thân!
Nguyễn
Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp khi tạm dừng ngắn hạn (một vài giây) và trong quãng ngắn, đặc biệt khi tắc đường trên đoạn dốc hay dừng trước tín hiệu giao thông. Nếu bạn phải dừng giữa dốc (ví dụ để cho người xuống...) và đoạn đường có độ dốc cao thì hiển nhiên là vừa không an toàn, vừa hại máy do lực kéo tải trọng trên dốc quá lớn. Và lúc đó bạn buộc phải dùng phanh tay, chưa kể nếu dừng lâu, với độ dốc lớn thì phải có phương án kê, kích bánh xe.
Có nhiều người nói về hại xe và tốn xăng. Thực sự trong trường hợp kẹt xe trên cầu, dùng liên tục tổ hợp phanh tay, phanh chân, với thao tác depart lên dốc ở tần suất 2m/lần thì bạn có thể tự hình dung phương pháp nào tiêu tốn nhiều nơ ron thần kinh và hại xe hơn.
Thân!
Nguyễn

Dừng xe trên dốc theo cách rà côn, mớm ga thì mấy mà đi bộ ly hợp? Thường mới học lái và mới lái, mọi người đều lúng túng khi dừng dốc và thao tác cho xe đi tiếp, hay bị chết máy hoặc để xe trôi ngược rất nguy hiểm. Ví như phải dừng ở dốc cầu Chương Dương: -Căn khoảng cách từ xe mình đến xe đỗ trước mặt, điều chỉnh tốc độ phù hợp để đến gần đạp côn đạp phanh chân mà xe ít bị giật nhất.
Nếu TG dừng không lâu thì không nên kéo phanh tay (chỉ giữ chân côn, chân phanh), đồng thời cài số 1 và chờ.
Khi xe trước chuyển động được khoảng 1,5 đến 2m. Vẫn giữ chân phanh, hơi nhả chân côn từ từ, cho đến khi xe rung lên thì xoay gót chân phanh chuyển sang chân ga (khi quen động tác này rất nhanh vì bàn đạp ga thấp hơn bàn đạp phanh) và tăng ga lên một chút (chú ý là chân côn vẫn giữ nguyên) cho đến khi xe nhích lên thì tăng nhẹ thêm ga và nhả thêm nhẹ chân côn (nhả từ từ không lại chết máy). Sau đó vọt ga, nhả côn, rồi lại đạp côn và chuyển số 2…
Nói thì dễ, làm thì khó. Chỉ có luyện tập một mình trên đường dốc nào đó và làm đúng thao tác thì các bác sẽ quen ngay ấy mà. Tuyệt đối không được dừng dốc bằng rà côn mớm ga, nhất là với những người mới tập lái. Tất nhiên với những người không ngại mòn côn cũng như làm chủ được việc dừng dốc thì tuỳ… vì xe của họ chứ có phải xe của mình đâu?
Tailieu
Nếu TG dừng không lâu thì không nên kéo phanh tay (chỉ giữ chân côn, chân phanh), đồng thời cài số 1 và chờ.
Khi xe trước chuyển động được khoảng 1,5 đến 2m. Vẫn giữ chân phanh, hơi nhả chân côn từ từ, cho đến khi xe rung lên thì xoay gót chân phanh chuyển sang chân ga (khi quen động tác này rất nhanh vì bàn đạp ga thấp hơn bàn đạp phanh) và tăng ga lên một chút (chú ý là chân côn vẫn giữ nguyên) cho đến khi xe nhích lên thì tăng nhẹ thêm ga và nhả thêm nhẹ chân côn (nhả từ từ không lại chết máy). Sau đó vọt ga, nhả côn, rồi lại đạp côn và chuyển số 2…
Nói thì dễ, làm thì khó. Chỉ có luyện tập một mình trên đường dốc nào đó và làm đúng thao tác thì các bác sẽ quen ngay ấy mà. Tuyệt đối không được dừng dốc bằng rà côn mớm ga, nhất là với những người mới tập lái. Tất nhiên với những người không ngại mòn côn cũng như làm chủ được việc dừng dốc thì tuỳ… vì xe của họ chứ có phải xe của mình đâu?
Tailieu
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip