Câu hỏi

21/05/2013 11:00
Hỏi về chế độ thai sản của BHXH
Tôi tham gia BHXH từ tháng 10/2003 đến hết tháng 8/2007 thì tôi chuyển công ty.Hiện tại công ty tôi đang làm chưa tham gia đóng BHXH cho nhân viên, nhưng từ tháng 7/2008 công ty triển khai đóng cho toàn bộ nhân viên công ty. Tôi sẽ sinh em bé vào tháng 12/2008, vậy đóng BHXH được 5 tháng liên tiếp trước khi sinh con. Vậy tôi muốn hỏi chế độ thai sản của BHXH đối với tôi như thế nào?thời gian ngắt quãng đóng BHXH có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản của tôi ko?
hothot
21/05/2013 11:00
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định cũ, lao động nữ cứ tham gia BHXH là được trợ cấp khi sinh con (hoặc nhận con nuôi), không quy định rõ thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp khi sinh con, vì thế dẫn đến việc tiêu cực, lạm dụng quỹ - đó là khi gần đến tháng sinh mới đóng BHXH để được trợ cấp.
Trong khi đó lại có những trường hợp bị chịu thiệt thòi như đối với lao động nữ bị chấm dứt hợp đồng lao động (hết hạn hợp đồng không ký lại) hoặc với lý do khác mà trước khi nghỉ sinh không tiếp tục lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp thai sản.
Từ 1/1/2007 theo quy định của Luật BHXH, lao động nữ phải tham gia BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (hoặc nhận con nuôi) mới được hưởng trợ cấp thai sản và không còn bị ràng buộc phải có quan hệ lao động. Quy định này tháo gỡ nhiều vướng mắc khi thực hiện chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian qua.
Thời gian nghỉ việc để đi khám thai trong thời gian mang thai của lao động nữ là 5 lần, mỗi lần 1 ngày (theo quy định trước đây chỉ 3 lần).
Theo quy định cũ thì trong trường hợp thai dưới 3 tháng bị sẩy thai, thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 20 ngày; trường hợp thai trên 3 tháng bị sẩy, chết lưu thì được nghỉ 30 ngày. Từ ngày 1/1/2007 đối với trường hợp nêu trên lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 đến 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày bị chết thì mẹ được nghỉ 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ 30 ngày tính từ ngày con chết (tăng 15 ngày so với trước đây).
Thời gian nghỉ sinh con theo quy định cũ có 3 mức: 4 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường; 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nơi có phụ cấp khu vực 0, 5 đến 0,7, làm việc theo chế độ 3 ca và 6 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, 0. Theo Luật BHXH thì chỉ còn 2 mức nghỉ là 4 tháng như cũ và 5 tháng cho cả hai trường hợp còn lại. Chỉ lao động nữ là người tàn tật mới được nghỉ thai sản 6 tháng.
Theo quy định cũ, mức lương tính trợ cấp thai sản tính theo mức lương đóng BHXH của tháng gần nhất trước khi nghỉ. Luật BHXH quy định tính bình quân mức lương nộp BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ sinh. Điều này sẽ tránh được các trường hợp lạm dụng quỹ, tính toán nâng mức đóng BHXH của tháng cuối cùng trước khi nghỉ sinh để hưởng trợ cấp cao hơn.
Luật BHXH cũng thêm trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Luật BHXH cũng sửa mức trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi người.
>>> Trường hợp của bạn không được hưởng trợ cấp thai sản.
Trong khi đó lại có những trường hợp bị chịu thiệt thòi như đối với lao động nữ bị chấm dứt hợp đồng lao động (hết hạn hợp đồng không ký lại) hoặc với lý do khác mà trước khi nghỉ sinh không tiếp tục lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp thai sản.
Từ 1/1/2007 theo quy định của Luật BHXH, lao động nữ phải tham gia BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (hoặc nhận con nuôi) mới được hưởng trợ cấp thai sản và không còn bị ràng buộc phải có quan hệ lao động. Quy định này tháo gỡ nhiều vướng mắc khi thực hiện chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian qua.
Thời gian nghỉ việc để đi khám thai trong thời gian mang thai của lao động nữ là 5 lần, mỗi lần 1 ngày (theo quy định trước đây chỉ 3 lần).
Theo quy định cũ thì trong trường hợp thai dưới 3 tháng bị sẩy thai, thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 20 ngày; trường hợp thai trên 3 tháng bị sẩy, chết lưu thì được nghỉ 30 ngày. Từ ngày 1/1/2007 đối với trường hợp nêu trên lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 đến 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày bị chết thì mẹ được nghỉ 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ 30 ngày tính từ ngày con chết (tăng 15 ngày so với trước đây).
Thời gian nghỉ sinh con theo quy định cũ có 3 mức: 4 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường; 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nơi có phụ cấp khu vực 0, 5 đến 0,7, làm việc theo chế độ 3 ca và 6 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, 0. Theo Luật BHXH thì chỉ còn 2 mức nghỉ là 4 tháng như cũ và 5 tháng cho cả hai trường hợp còn lại. Chỉ lao động nữ là người tàn tật mới được nghỉ thai sản 6 tháng.
Theo quy định cũ, mức lương tính trợ cấp thai sản tính theo mức lương đóng BHXH của tháng gần nhất trước khi nghỉ. Luật BHXH quy định tính bình quân mức lương nộp BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ sinh. Điều này sẽ tránh được các trường hợp lạm dụng quỹ, tính toán nâng mức đóng BHXH của tháng cuối cùng trước khi nghỉ sinh để hưởng trợ cấp cao hơn.
Luật BHXH cũng thêm trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Luật BHXH cũng sửa mức trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi người.
>>> Trường hợp của bạn không được hưởng trợ cấp thai sản.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip