
Làm thế nào để nhận biết sổ đỏ, sổ hồng giả?
Sau sự cố Trần Thái Vũ dùng sổ đỏ giả vay hơn 21 tỉ đồng từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (Thanh Niên đã phản ảnh), Sở Tài nguyên - Môi trường TP Đà Nẵng liên tục yêu cầu các tổ chức và cá nhân phải cảnh giác với các sổ đỏ, sổ hồng giả.

Dear girl_lik..!
Tôi là Thành Nguyễn! Xin góp một số ý kiến về câu hỏi của bạn.
Với kinh nghiệm của tôi, tôi khuyên bạn không nên tự mình phân biệt thật giả, vì công nghệ làm giả bây giờ thậm chí còn thật hơn cả đồ thật.
Cách tốt nhất: trước khi quyết định việc đặt cọc mua bán, bạn nên photo giấy tờ nhà đem lên quận để kiểm tra thông tin, cần xác định rõ thửa đất này là do ai đứng tên, số CMND, ngày cấp và địa chỉ người đứng tên, sau đó đối chiếu lại thông tin kiểm tra tại quận, xem có khớp với thông tin giấy tờ và thông tin người bán hay không.
Chúc bạn gặp nhiều may mắn.
Trân trọng
Thành Nguyễn
http://thanhnguyenbroker.blogspot.com/

Trước khi đặt cọc tiền mua nhà, bạn nên lấy 1 bản copy giấy tờ nhà đó, ra Phường nơi đang quản lý nhà ở đó để hỏi cho rõ:
- nhà có bị tranh chấp
- nhà có bị phát mãi
- bị nằm trong khu quy hoạch treo
- giấy chủ quyền thật giả
-.....
Khi hỏi xong, chắc chắn rồi hẳn quyết định mua.
Chúc bạn vui

Kể từ ngày 26/11/2004 trở đi (ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) thì thẩm quyền của UBND TP Đà Nẵng chỉ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức; còn đối với các hộ gia đình, cá nhân thì thẩm quyền cấp giấy thuộc UBND quận, huyện. Trên thực tế, nhiều cán bộ tín dụng ở các ngân hàng không nắm được quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở - quyền sử dụng đất ở (sổ hồng). Vì vậy, khi đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp bằng cách thế chấp các sổ đỏ, sổ hồng giả thì cán bộ tín dụng không kiểm tra, phối hợp với các phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các quận, huyện, tạo điều kiện để kẻ gian rút tiền từ các ngân hàng.
Ngoài ra, một số người sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau đã tin tưởng “gửi trọn niềm tin” cho các điểm dịch vụ hay các cò nhà đất làm thủ tục, hồ sơ cấp sổ đỏ mà không hề nghĩ rằng mình đang “sở hữu” sổ đỏ giả! Hành vi làm giả của đối tượng là làm giả mẫu giấy (phơi giấy) tương đối giống với giấy thật do cơ quan chức năng phát hành; các nội dung thông tin về nhà đất thì lấy lại thông tin của các trường hợp nhà, đất đã cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân...
* Nhận biết sổ đỏ, sổ hồng là giả bằng cách nào?
- Để nhận biết cần chú ý về màu sắc, họa tiết hoa văn Trống đồng trên hình nền của giấy chứng nhận và con dấu. Bên cạnh đó, chữ ký của người có thẩm quyền trên giấy chứng nhận giả cũng không sắc nét và không giống như giấy chứng nhận thật. Mặt khác, các tổ chức và cá nhân cũng cần chú ý đến thời gian, thẩm quyền ký cấp sổ đỏ, sổ hồng.
Nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi làm giả như đã nêu trên, chúng tôi đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc mua bán, chuyển quyền, thế chấp... liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng phải trực tiếp đến tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên - môi trường để làm thủ tục đăng ký theo quy định. Hiện nay, có tình trạng một căn nhà nhưng đối tượng làm giả nhiều giấy chứng nhận và thế chấp vay tiền tại các ngân hàng khác nhau. Do đó, các ngân hàng cũng phải có trao đổi thông tin với nhau đối với những sổ đỏ, sổ hồng có nghi vấn. Chúng tôi cũng đã yêu cầu các đơn vị có chức năng làm công tác đến bù giải tỏa trên địa bàn thành phố có trách nhiệm bàn giao giấy chứng nhận của các trường hợp thu hồi hết diện tích đất cho cơ quan tài nguyên - môi trường để quản lý nhằm tránh tình trạng chiếm đoạt tiền đền bù.