Câu hỏi

21/05/2013 11:13
Lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội?
Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực thu mua hàng nông sản, sau đó sơ chế để xuất khẩu. Công ty xây dựng hệ thống thang bảng lương không theo hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước. Năm đầu, chúng tôi xây dựng mức lương tối thiểu là 290.000đ cho công nhân trực tiếp sản xuất và phụ cấp tiền ăn 150.000 đ/người/tháng và đây cũng là cơ sở để trích nộp BHXH.
Đến tháng 10.2005, do áp dụng điều chỉnh tăng lương tối thiểu của Nhà nước lên 350.000 đ/tháng, Phòng Lao động -Thương binh và xã hội (LĐTB và XH) đã tính mức lương căn bản để làm căn cứ trích nộp BHXH cho công ty chúng tôi là: 350.000 đ nhân với hệ số lương. Như vậy, mức lương nộp BHXH của toàn thể công nhân trong công ty đồng loạt tăng với mức tối thiểu là 350.000đ và tối đa là 507.500đ. Trong khi đó, mức lương căn bản thực tế của toàn thể công nhân trong công ty vẫn duy trì mức lương ban đầu...Phòng LĐ - TB và XH đề nghị chúng tôi truy thu phần chênh lệch tăng của công nhân sản xuất. điều này rất khó vì công ty chỉ quy định tăng lương khi xét duyệt cuối năm theo năng lực của từng người và mức tăng cũng chỉ từ 10%-20%. Trong 3 tháng cuối năm, Công ty đã truy thu tiền BHXH bằng cách trừ vào lương của người lao động và công nhân đã phản đối gay gắt. Chúng tôi thấy việc tính mức lương trích nộp của Phòng LĐ - TB và XH chưa hợp lý và có một số ý kiến tranh cãi về mức trích nộp BHXH.
trinh9240
21/05/2013 11:13
Đến tháng 10.2005, do áp dụng điều chỉnh tăng lương tối thiểu của Nhà nước lên 350.000 đ/tháng, Phòng Lao động -Thương binh và xã hội (LĐTB và XH) đã tính mức lương căn bản để làm căn cứ trích nộp BHXH cho công ty chúng tôi là: 350.000 đ nhân với hệ số lương. Như vậy, mức lương nộp BHXH của toàn thể công nhân trong công ty đồng loạt tăng với mức tối thiểu là 350.000đ và tối đa là 507.500đ. Trong khi đó, mức lương căn bản thực tế của toàn thể công nhân trong công ty vẫn duy trì mức lương ban đầu...Phòng LĐ - TB và XH đề nghị chúng tôi truy thu phần chênh lệch tăng của công nhân sản xuất. điều này rất khó vì công ty chỉ quy định tăng lương khi xét duyệt cuối năm theo năng lực của từng người và mức tăng cũng chỉ từ 10%-20%. Trong 3 tháng cuối năm, Công ty đã truy thu tiền BHXH bằng cách trừ vào lương của người lao động và công nhân đã phản đối gay gắt. Chúng tôi thấy việc tính mức lương trích nộp của Phòng LĐ - TB và XH chưa hợp lý và có một số ý kiến tranh cãi về mức trích nộp BHXH.
Danh sách câu trả lời (1)

Dựa vào chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ( và một số các yếu tố khác), Nhà nước quy định mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt cho người lao động. Trước hết, trách nhiệm công ty của bạn là phải xây dựng hệ thống thang bảng lương trên cơ sở thang, bảng lương của Nhà nước. Mức lương tối thiểu mà Nhà nước tăng theo từng thời kỳ nhằm bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động.
Theo quy định tại Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31.12.2002 của Chính phủ thì mức lương bậc 1 của thang, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, Nhà nước cho phép doanh nghiệp, áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương, định mức lao động theo các nguyên tắc quy định nói trên và phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thang, bảng lương của doanh nghiệp áp dụng làm cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động.
Thang bảng lương trong doanh nghiệp ááp dụng là căn cứ để đóng BHXH và BHYT cho người lao động nên việc Phòng LĐTB và XH đề nghị công ty của bạn truy thu phần chênh lệch tăng là đúng. Tuy nhiên, trước hết công ty của bạn phải nâng lương tối thiểu cho công nhân đúng theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP của Chính phủ vào thời điểm ngày 1.10.2005.
Theo quy định tại Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31.12.2002 của Chính phủ thì mức lương bậc 1 của thang, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, Nhà nước cho phép doanh nghiệp, áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương, định mức lao động theo các nguyên tắc quy định nói trên và phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thang, bảng lương của doanh nghiệp áp dụng làm cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động.
Thang bảng lương trong doanh nghiệp ááp dụng là căn cứ để đóng BHXH và BHYT cho người lao động nên việc Phòng LĐTB và XH đề nghị công ty của bạn truy thu phần chênh lệch tăng là đúng. Tuy nhiên, trước hết công ty của bạn phải nâng lương tối thiểu cho công nhân đúng theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP của Chính phủ vào thời điểm ngày 1.10.2005.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip