
Mua bán đất từ hợp đồng uỷ quyền
Xin chân thành cảm ơn.

Chao,
Tôi đang mua 1 căn nhà cũng là trường hợp được ủy quyền như trên.
Tôi đặt cọc cho người được ủy quyền và có hợp đồng mua bán nhà giấy tay giữa tôi và người được ủy quyền.Ghi rõ ngày, số tiền đặt cọc, thanh toán đợt 1,2,3.
Khi ra công chứng, hợp đồng mua bán được ký giữa tôi và người ủy quyền. Và người ủy quyền đã ký chấm dứt hợp đồng ủy quyền với người được ủy quyền.
Hiện tôi đang tiến hành hoàn tất việc thanh toán.Tổng cộng tôi đã thanh toán 70% gia tri can nhà cho người được ủy quyền theo như hợp đồng mua bán khi đặt cọc . Xin cho tôi hỏi:
1/ Trên danh nghĩa thì người được ủy quyền ( sau khi đã chấm dứt hợp đồng ủy quyền) có đươc quyền gì nữa không?
2/ Việc tôi thanh toán cho người được ủy quyền ( sau khi da cham dut hop dong uy quyen) có rủi ro gi cho tôi không?
3/Toàn bộ hồ sơ người được ủy quyền đang giữ để ra sổ mới vậy khi nào thì tôi được nhần sổ hồng?

- Bạn không phải đóng thuế hai lần. Bạn nên thận trọng khi giao dịch với người thụ ủy vì họ không phải là chủ sử dụng đất mà là người được ban quyền.

2/ Thủ tục mua bán vẫn như thủ tục mua bán bình thường, khi đó người đc ủy quyền và bạn sẽ ra Phòng công chứng để ký hợp đồng.
Xin lưu ý bạn phải chú ý đọc kỹ hợp đồng ủy quyền và tốt nhất là nên ký Hợp đồng mua bán tại phòng công chứng mà khi trước đã ký hợp đồng ủy quyền ý, khi đó bên công chứng người ta kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng ủy quyền luôn. Tôi đã từng gặp trường hợp là Hợp đồng ủy quyền bị làm giả sau đó ng ta mang Hợp đồng ủy giả đó ra phòng công chứng (k phải là phòng công chứng đã lập hợp đồng ủy quyền) khác và phòng công chứng đó k kiểm tra đc tính pháp lý và sau đó vẫn ký hợp đồng mua bán. Sau khi chủ mua đi làm thủ tục sang tên thì mới biết!
Chúc bạn mua được căn nhà như ý!
website: http://househanoi.com
Email: Househanoi@gmail.com
Call 04.39945772

Khi sử dụng mánh hợp đồng ủy quyền, người bán chỉ làm hợp đồng ủy quyền cho người mua thay vì làm hợp đồng mua bán nhà đất. Người mua được người bán ủy quyền “thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến lô đất với chủ đầu tư”, được “nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”... Như vậy việc né thuế sẽ kéo dài tới người thứ ba, thứ tư và nhiều nữa. Chừng nào người mua bán nhà đất cho người khác thì chỉ cần người được ủy quyền ra công chứng làm hợp đồng mua bán thay chủ cũ sẽ trốn được một lần thuế.
Ngoài ra, khi bạn ký hợp đồng ủy quyền để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rủi ro đến với bạn là rất lớn. Cụ thể, điều 589 Bộ luật dân sự quy định hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong một số trường hợp như:
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên uỷ quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại điều 588 của Bộ luật này;
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Trong 4 trường hợp nêu trên thì rủi ro đến với bạn là rất cao nếu rơi vào 2 trường hợp 3, 4. Thông tin thêm với bạn về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự như sau:
1. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.
Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền"