
Mùa hè ăn gì để đẹp da?
Theo Đông y, về mùa hè nếu ăn nhiều thức ăn nhiệt sẽ hay bị rôm sảy. Người nhiều rôm cần hạn chế những thức ăn nóng và dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen.
Làn da đẹp là làn da khoẻ mạnh, chỉ có ở người ăn uống đủ chất, hấp thụ tốt. Người ăn uống kém hoặc có vấn đề về đường tiêu hoá thường có làn da xấu. Nếu ăn không đủ, lớp mỡ dưới da ít, da sẽ bị nhăn nheo, xanh, nhợt. Nếu ăn thiếu protein kéo dài, cơ bắp bạn sẽ nhão, ảnh hưởng đến độ căng mịn của da. Ăn uống thiếu chất sẽ làm da bị xanh, nhợt... Muốn da đẹp, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, bạn còn phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với điều kiện môi trường. Mùa đông, mùa hè cần có những thay đổi về thực đơn.
Về mùa hè, những người bị mụn nhọt dai dẳng cần hạn chế ăn đồ ngọt. Tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn gây viêm nhọt phát triển. Mặt khác, phải tăng cường hoa quả, rau tươi để cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, tăng sức đề kháng.
Một số người cơ địa đặc biệt, khi ăn sò, tôm, cua, trứng..., da thường bị dị ứng nổi mề đay, sẩn lên từng vùng hoặc khắp người. Cần tự mình theo dõi để biết được loại thực phẩm nào hay gây dị ứng để tránh không ăn thứ đó. Vào mùa hè, sự kiêng kị này càng phải được tuân thủ chặt vì tình trạng dị ứng lúc này sẽ làm bạn thấy khổ sở hơn so với khi mát trời. Nó cũng dễ dẫn đến viêm da hơn do mồ hôi.
Một trong những loại đồ uống hữu ích trong mùa hè là trà. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tốt của nước trà đối với da. Trà có nhiều loại vitamin. Vitamin C trong lá trà tươi nhiều gấp 4 lần cam, chanh. Vitamin B cũng có hàm lượng cao, giúp da giữ được tính đàn hồi, luôn mềm mại. Vitamin P và K tạo vẻ đẹp bên ngoài da, củng cố thành mạch máu, hạn chế các hiện tượng chảy máu dưới da hoặc gây ra những vết đỏ và xanh tím. Tác dụng của những chất trên tăng lên nhiều lần khi phối hợp với nhau. Cần lưu ý là ở trà tươi, các chất đó chưa bị phá huỷ nhiều nên sẽ tốt cho da hơn trà khô.
(Theo Người Đẹp Việt Nam)

Sắn dây có tên khoa học Pueraria thomsoni Benth, thuộc họ đậu (Fabaceae), là một loài dây leo được trồng rất nhiều tại các vùng miền của nước ta.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong đông y gọi là cát căn.
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế
Sắn dây có tên khoa học Pueraria thomsoni Benth, thuộc họ đậu (Fabaceae), là một loài dây leo được trồng rất nhiều tại các vùng miền của nước ta.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong đông y gọi là cát căn.
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu.
Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt và phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
Dưới đây là một số tác dụng của cây sắn dây:
- Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính: Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.
- Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
- Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè: Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương
- Trị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
- Chảy máu mũi thường xuyên: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.
- Trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng: Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
- Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa, đau đầu, quấy khóc: Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
-Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nguội, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
-Trị rắn cắn: Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.
-Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi: Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
-Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe: Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng sắn dây 20g, đậu ván 12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.
-Giải rượu: Cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.
-Thanh nhiệt cơ thể: Trong những ngày hè nắng nóng, uống hỗn hợp bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm mát “nội thất” phía trong cơ thể một cách tốt nhất.
Sắn dây có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
DS. MỸ NỮ

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, dễ làm hao thương dương khí. Quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi. Nên ưu tiên những thực phẩm làm mát sau: Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng. Dùng dưới dạng cháo, chè hoặc giá đỗ. Đậu ván trắng: Vị ngọt, tính bình, kiện tỳ ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà y học Lý Thời Trân cho rằng đậu này có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn dân dã nhưng lại có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt. Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn. Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.
|
... và rau xanh... |
Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên. Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng. Ngó sen: Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.
|
... cùng với cách chế biến, sẽ giúp bạn bớt nóng trong mùa hè này. |
Lê: Cổ nhân mệnh danh quả lê là “Thiên sinh cam lộ ẩm”, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là Cam lộ ẩm. Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu. Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt. Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động không yên. Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...

Thực phẩm tác động trực tiếp đến sắc đẹp và sức sống của chính bạn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến thực đơn hàng ngày và lựa chọn đồ ăn thật tốt:
- Nho: 1/2 chén nho (độ 18 quả) cung cấp 15% nhu cầu vitamin C trong ngày. Chất chống oxy hóa resveratrol trong nho giúp ngăn ngừa bệnh tim. Nho xanh làm đẹp làn da nhờ công năng tăng cường sức khỏe tế bào. Nước ép nho giàu polyphenol, giúp chống lại những gốc hóa học tự do - tác nhân gây lão hóa; còn hạt nho rất giàu tinh dầu, giúp làm ẩm và mềm da.
- Chocolate: Các nghiên cứu cho thấy, chất flavonoid trong cacao và chocolate giúp giảm nguy cơ bệnh động mạch vành. Chocolate chứa chất béo không bão hòa đa, giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu. Với nguồn chất sắt, magiê, kali phong phú, chocolate chính là sức mạnh tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, vẻ đẹp và chống lão hóa.
- Cam yuzu (Nhật Bản): Cam yuzu có hai màu (vàng, xanh), là sự lai tạo giữa quýt và kim quất, có thể ăn cả thịt lẫn vỏ. Cam yuzu có nhiều công dụng: cung cấp dưỡng chất, kích hoạt cơ thể, kháng sinh, kháng virus, lợi tiểu, an thần... Nước cam yuzu dùng để cải thiện lưu thông máu, làm ấm cơ thể, cho da vẻ đẹp bóng láng.
- Sữa dê: Sữa dê có lượng vitamin C, D, protein, chất sắt, chất béo tương đương sữa bò nhưng có nhiều vitamin A, B hơn hẳn. Ngoài ra, lượng lactose trong sữa dê thấp hơn 13% so với sữa bò và 41% so với sữa mẹ. Sữa dê tốt cho cả xương và da. Từ nhiều thế kỷ nay, nó được dùng làm chất tẩy rửa và làm đẹp nhan sắc. Xà phòng pha thêm sữa sẽ giúp duy trì độ pH tự nhiên cho da. Sữa dê cực kỳ giàu khoáng, chất béo, vitamin..., làm êm dịu những làn da "khó tính", nhất là những người bị mụn nhọt, chàm eczema, vảy nến...
- Lòng đỏ trứng gà và rượu rum: Là loại dầu gội đầu thích hợp cho những mái tóc khô xác, giòn, dễ gãy và bị thương tổn.
- Măng tre: Tre làm đẹp da, giảm viêm sưng, đẩy nhanh tiến trình lành vết thương. Măng có độ tập trung silica cao, tăng cường sự tổ chức các mô liên kết. Nước cốt lá tre làm tươi tỉnh một làn da mệt mỏi.
(Theo Phụ Nữ TP HCM)