
Nên kiêng ăn những gì khi bị ho?

Đồ ăn lạnh, cay
Thức uống lạnh, đồ ăn cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên.
Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.
Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu muốn ăn đồ lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra khỏi tủ lạnh một lúc rồi mới ăn.
Thức uống lạnh, đồ ăn cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên.
Trẻ em bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên ăn thức ăn cay khi bị ho vì nếu bạn đang ăn cay mà bị một cơn ho bất ngờ thì bạn sẽ dễ bị sặc và nguy hiểm.
Quả quýt
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Dừa, mía
Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.
Cá, tôm, cua
Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị "bốc hỏa", làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.
Thực phẩm ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị "bốc hỏa", làm triệu chứng ho nặng hơn
Thực phẩm chiên rán
Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.


Chính vì thế, họ phải đi khám nhiều nơi với nhiều chẩn đoán khác nhau (như bị viêm nhiễm đường hô hấp hay hội chứng trào ngược dịch vị...) và được kê toa nhiều loại thuốc đắt tiền như kháng sinh dạng “bom tấn”, kháng histamin, ức chế ho kiểu codein, kháng axít dạ dày, long đàm... Thế rồi cũng có lúc những tiếng ho lụ khụ giảm bớt khi đang dùng thuốc, nhưng khi hết thuốc lại ho như cũ.
Vì sao thế? Là vì trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân, và cả thầy thuốc, đã quá tin tưởng, quá hy vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên mất vũ khí tối quan trọng của bản thân. Đó chính là sự hiểu biết về những yếu tố tác động lên bệnh mà chủ yếu là chế độ ăn uống hằng ngày.
Đối với khẩu phần ăn của người đang bị ho, dù ho vì bất kể nguyên nhân gì, cũng cần phải loại bỏ ngay những món ăn như tôm, dừa (kể cả các thực phẩm làm từ dừa), trứng các loại, đậu phộng, hạt điều, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước mía, nước đá, cốm và thói quen hút thuốc lá. Bởi dù vô tình hay hữu ý, nếu để cơ thể hấp thu một trong những món nói trên thì đều làm cho triệu chứng ho thêm nặng, thêm dai dẳng.
Khi bị ho, đã chạy chữa nhiều cách mà không khỏi, hãy thử kiêng ăn những thứ nói trên. Trong rất nhiều trường hợp, nhờ biện pháp này mà triệu chứng ho hết hẳn.
Theo NLĐ