
Phanh xe tay ga thế nào để không bị trượt bánh ?
Tôi có dùng xe tay ga. Hồi đầu chưa biết cách nên khi phanh gấp hoặc phanh khi trời mưa đường trơn toàn quen tay bóp phanh tay phải. Bây giờ rút được kinh nghiệm là luôn để tay lên phanh tay trái và tập dùng phanh này cho quen.
Nếu có sự cố bất ngờ thì mới dùng thêm phanh tay phải nhưng vẫn phải bóp phanh tay trái trước thì xe phanh ngọt và không bị trượt nữa. Các bạn cho ý kiến vấn đề này nhé.
Xin chân thành cảm ơn!

Kinh nghiệm của mình khi dùng xe ga: Luôn để tay lên phanh tay trái và tập dùng phanh này cho quen. Nếu có sự cố bất ngờ thì mới dùng thêm phanh tay phải nhưng vẫn phải bóp phanh tay trái trước thì xe phanh ngọt và không bị trượt nữa. Bạn nên đi với tốc độ chậm để mình dễ dàng xử lý các tình huống hơn .Các bạn cho ý kiến vấn đề này nhé.
mạng du lịch,tour du lịch, diễn đàn du lịch, du lịch sapa, du lịch đà nẵng, du lịch trung quốc,công ty du lịch, du lịch huế, tour du lịch sapa, tour du lịch đà nẵng, tour du lịch trung quốc, du lịch Nha Trang , du lịch Thái Lan, cá mòi , thưởng thức Kadal , mì quảng , nộm sứa

Vài năm nay, các nhà sản xuất xe máy đã tăng tỷ lệ phanh đĩa cho sản phẩm của mình, đối với người sử dụng thì phanh đĩa tạo nên vẻ thể thao, tính thời trang cho xe, còn chức năng chính của phanh đĩa thì quả là khen cũng có mà chê rất nhiều.
Truyện vui: " chiều đông giá lạnh trong nhà kho, một chiếc RS bị bụi phủ.
Có tiếng rì rầm của 2 bộ phanh tranh luận. Đĩa-Trước tâm sự: "thực ra tôi chẳng có tội tình gì, chẳng qua là dùng tôi không đúng cách nên Cậu Chủ mới vào viện và chúng mình phải nằm kho thế này. Đùm-Sau an ủi: "ấy nhưng cũng phải hỏi tại sao mà vì anh nhiều người lâm nạn ngoài ý muốn chứ, như tôi đây, hàng chục năm nay chẳng ai phàn nàn gì, từ khi anh xuất hiện tôi có nhàn đi một tý nhưng nói thật thỉnh thoảng anh làm tôi và Cậu Chủ lăn quay ra đường".
Thủ kho lên tiếng: "Đùm nói đúng đấy. Sinh ra phanh là để tăng an toàn, chứ đến lúc cần an toàn thì Đĩa lại gây ra sự thì nghỉ là đúng. Giao thông kiểu nhà mình không nên để Đĩa làm việc. Cứ 2 đùm như cũ là OK!!!"
Ý kiến của Câu lạc bộ người Cầm Lái: phanh đĩa hiệu lực mạnh hơn phanh đùm. Dùng chủ động thì OK nhưng dùng khi giật mình thì dễ gây nguy hiểm. Nhiều người bị mất lái, ngã xe vì phanh đĩa rồi!!!
Kinh nghiệm: Trường hợp dùng phanh thường xuyên: phanh bánh sau, rồi mới phanh bánh trước.
Trường hợp phải phanh đột ngột khi sự cố bất thường: khó nói trước sẽ ra sao, kể cả người có thâm niên.
Thử nghiệm: có thể đặt 2 ngón (trỏ và ngón giữa) lên tay phanh - khi giật mình, bóp mạnh là đủ cho xe đứng, bánh trước không bó cứng, khó ngã.
Hãy cẩn thận tại các khúc cua, đi chậm khi trời mưa, đường ướt, trơn.
Chúc mọi người vui và an toàn trên khắp nẻo đường.

Việc ngã, đổ xe tay ga bới thắng truớc là điều thường xảy ra. Vậy nên tìm hiểu trường hợp nào bị để xác định nguyên nhân mà có cách xử lý. Thường là khi ta đi nhanh hoặc gặp chuyện bất ngờ phải dùng thắng để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Như nhiều bạn đã nói thắng trước 70%, sau 30% và khi bóp cần bóp cả 2 thắng hoặc bóp trái trước rồi thêm phải sau cùng bóp.
Cần xem xét :
1. Nếu đi quá nhanh gặp bất ngờ thì bóp kiểu nào nguy cơ té cũng đều cao. Té là do bánh trước chậm hơn bánh sau nên quán tính lùa hoặc lệch làm lực xô ngang dẫn đến ngã, đổ xe. Nếu bóp chặt bánh sau mà xe không ngay cũng sẽ bị trượt bánh sau dẫn đến té ngã.
2. Nếu đi vừa hoặc chậm hoặc có quan sát tốt thì phán đoán được góc khuất, đường ổ gà ... việc giảm tốc độ dần sẽ tránh việc thắng gấp. Nhiều người không có thói quen đặt tay hờ lên thắng nên khi gặp bất ngờ là đưa tay bóp mạnh theo phản xạ nên bị té ngã. Cái gì cũng cần phải tập. Nên đi chậm để tay hờ lên thắng thì chủ động được tốc độ.
Khi gặp bất ngờ thì sẽ quen rà thắng làm giảm tốc độ đến khi cần thiết thì bóp mạnh vẫn không thể bị té ngã được. Điều quan trọng hơn là : bóp thắng mới gây nên té ngã. Vì vậy hạn chế việc dùng thắng gấp bằng cách đi chậm, tập trung quan sát để giảm thiếu những sự kiện bất ngờ. Không hơn thua chạy lạng lách khi vào lề lúc ra giữa đường nhưng lúc đông xe. Qua giao lộ chạy chậm quan sát, dùng còi sẽ giảm rất rất nhiều những cái bất ngờ phải cần dùng thắng. Khi đó chỉ cần rà thắng nhẹ là đã an toàn. Nhiều người đi bị ngã là do thắng gấp.
Vì vậy cần tập thói quen đi xe chậm quan sát tốt vẫn là điều chính yếu.

Dù đi xe máy loại gì đi nữa thì chúng ta phải thuộc lý thuyết an toàn đường bộ! Đầu tiên, chúng ta phải đi cách xe trước 20 mét và không đi cùng một đường thẳng. Nếu đường đông xe cũng không đi cùng đường thẳng.
Thứ hai phải phán đoán trước tình huống phía trước như thế nào để giảm tốc độ từ từ nhưng không thắng gấp. Thứ ba phải đọc kỹ hướng dẫn xử dụng xe của nhà sản xuất trước khi dùng.
và sau cùng phải bảo trì xe định kỳ tình trạng xe. Đối với phần thắng đĩa, tôi cũng nói thêm là phần dầu thắng rất quan trọng, tôi thấy nhiều người chạy xe loại thắng đĩa ít khi nào thay dầu thắng mới.
Chạy thời gian lâu mà không thay dầu thắng sẽ có hiện tượng bó bố thắng.

Tôi đang đi xe nam, bánh lớn, cảm giác phanh (thắng) rất an toàn, tuy nhiên phóng nhanh, đường trơn mà thắng gấp vẫn có thể không kịp và gây tai nạn.
Khi tôi đi xe của bà xã (Attila), đã mấy lần bị trượt bánh trước, mặc dầu chưa có vấn đề gì nhưng cũng khá nguy hiểm.
Lý do bánh xe ga nói chung có đường kính nhỏ, diện tiếp xúc mặt đường ít nên lực phanh kém. Mà các xe ga chủ yếu phanh trước là dạng đĩa, càng có độ ăn mạnh.
Bởi vậy kinh nghiệm của tôi là phải phanh 2 tay, và phanh ko đựơc hết sức, phải tăng lực từ từ thì sẽ giảm xác suất trượt bánh, nhất là bánh trước.