Câu hỏi

21/05/2013 08:01
"Sàn" nước ngoài tốt hay "sàn" trong nước tốt?
Hiện nay hàng hoạt các công ty ở Việt Nam đang gấp rút cổ phần hoá và đăng ký lên sàn GDCK, tuy nhiên có một số công ty lớn, có thương hiệu của Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để lên sàn giao dịch nước ngoài.
Xin giải thích cho toàn thể anh em biết là lên sàn nước ngoài khác với lên sàn Việt Nam như thế nào? ưu điểm? nhược điểm?
Xin cảm ơn.
youandme
21/05/2013 08:01
Xin giải thích cho toàn thể anh em biết là lên sàn nước ngoài khác với lên sàn Việt Nam như thế nào? ưu điểm? nhược điểm?
Xin cảm ơn.
Danh sách câu trả lời (1)

Lại tiếp việc này. Khác nhau và giống nhau. Về mặt vận hành cơ bản, nó chẳng khác nhau là bao. Nhưng chất lượng trên thực tế khoảng cách có thể là vô tận. Khoảng cách vô tận này sinh ra từ những khác biệt nhỏ li ti.
Việc "sự cố hệ thống giao dịch" này không phải là chưa từng được báo trước. Khi còn viết luận văn tiến sỹ từ năm 2001, sau khi quan sát và tham khảo ý kiến nhiều người đầu tư, tôi đã cố gắng đề cập vấn đề này. Trước đó thì có gặp một số kỹ thuật viên, không phải người của TTGDCK, nhưng có tham gia một phần công việc kỹ thuật ở đó nói, họ có thể truy cập hệ thống với khả năng kỹ thuật cá nhân. Nghe điều này tôi thấy phát hoảng. Dù có gây được chút chú ý, nhưng về cơ bản là việc cố gắng chỉ ra rủi ro kỹ thuật này đã không thành công.
Tôi hình dung tiền trên TTCK là "tiền điện tử" là những con số báo lại mỗi khi chủ tài khoản truy vấn số tiền và CK mình có. Hệ thống giao dịch là điện tử hoàn toàn, được cơ giới hóa ở một số khâu (đáng ra là nhạy cảm nhất, và cần bớt đi sự can thiệp của con người) như là khâu nhập lệnh. Các vấn đề về phần mềm và tính "toàn thể" của nó đã được chỉ ra từ khi Sàn mới bước vào giao dịch. Tới hồi tháng 11 vừa rồi, khi Dow Jones Newswire có phỏng vấn riêng, tôi cũng nhắc lại chính xác vấn đề đó, ngay sau khi sự cố lần trước. Khi đó tôi nói tới toàn thị trường, chắc reporter của DJ nghĩ tôi nói hơi quá, giờ thì nó xảy ra thật.
Bất chấp thương hiệu TTGDCK TP.HCM có mạnh tới đâu, thì những sự cố thế này không thể nói là có thể khiến nhà đầu tư, các thành viên, và nền kinh tế yên tâm được. Một cách cẩn thận, sau khi giao dịch thì việc xin một bản ghi nhận về sở hữu và kiểm kê tài khoản của mình bằng fax hay giấy trắng mực đen là rất quan trọng. Nó mất thì giờ và không mấy ai muốn làm, nhưng còn gì quan trọng hơn là tài sản và môi hôi, nước mắt của chính chúng ta?
Việc thị trường nháo nhào và sự cố tiếp sự cố khiến cho tôi không khỏi chạnh lòng nhớ tới một lần thuyết trình ở châu Âu về TTCK VN. Lúc ấy, tôi đang trình bày rất vui về nó, thì có một giáo sư ở Pháp hỏi đại ý "Thế anh cho biết cái hệ thống công nghệ thông tin và điều hành giao dịch-bộ não của thị trường mà- nó có qui cách và phẩm cấp thế nào?" Thật là lúng túng, vì những thông tin này chữ tác đánh chữ tộ, mấy ai mà có thể trả lời chính xác, trừ khi chính ở bộ phận CNTT của TTGDCK. May thay, có một ông giáo sư khác cũng rất uy tín, cười và nháy mắt với tôi, trả lời giúp: (Tôi xin để nguyên văn) "Oh, you don't know that? Vietnam Stock Market is a second-hand market. The risk is inherent to the system." Ông giáo sư trả lời giúp này dù là rất hài hước, nhưng thật là hiểu về hệ thống đó, hiểu cả văn hóa điều hành hệ thống, lẫn những người tham gia thị trường.
Vấn đề xảy ra gọi tên chính xác là "Rủi ro hệ thống," nhưng không phải cái systematic risk của bản thân chứng khoán như trong sách tài chính đâu. Cái này cho cả thị trường, chẳng chừa chứng khoán nào ra cả, gọi tên là Technical Systems Safety Risk cơ.
Việc "sự cố hệ thống giao dịch" này không phải là chưa từng được báo trước. Khi còn viết luận văn tiến sỹ từ năm 2001, sau khi quan sát và tham khảo ý kiến nhiều người đầu tư, tôi đã cố gắng đề cập vấn đề này. Trước đó thì có gặp một số kỹ thuật viên, không phải người của TTGDCK, nhưng có tham gia một phần công việc kỹ thuật ở đó nói, họ có thể truy cập hệ thống với khả năng kỹ thuật cá nhân. Nghe điều này tôi thấy phát hoảng. Dù có gây được chút chú ý, nhưng về cơ bản là việc cố gắng chỉ ra rủi ro kỹ thuật này đã không thành công.
Tôi hình dung tiền trên TTCK là "tiền điện tử" là những con số báo lại mỗi khi chủ tài khoản truy vấn số tiền và CK mình có. Hệ thống giao dịch là điện tử hoàn toàn, được cơ giới hóa ở một số khâu (đáng ra là nhạy cảm nhất, và cần bớt đi sự can thiệp của con người) như là khâu nhập lệnh. Các vấn đề về phần mềm và tính "toàn thể" của nó đã được chỉ ra từ khi Sàn mới bước vào giao dịch. Tới hồi tháng 11 vừa rồi, khi Dow Jones Newswire có phỏng vấn riêng, tôi cũng nhắc lại chính xác vấn đề đó, ngay sau khi sự cố lần trước. Khi đó tôi nói tới toàn thị trường, chắc reporter của DJ nghĩ tôi nói hơi quá, giờ thì nó xảy ra thật.
Bất chấp thương hiệu TTGDCK TP.HCM có mạnh tới đâu, thì những sự cố thế này không thể nói là có thể khiến nhà đầu tư, các thành viên, và nền kinh tế yên tâm được. Một cách cẩn thận, sau khi giao dịch thì việc xin một bản ghi nhận về sở hữu và kiểm kê tài khoản của mình bằng fax hay giấy trắng mực đen là rất quan trọng. Nó mất thì giờ và không mấy ai muốn làm, nhưng còn gì quan trọng hơn là tài sản và môi hôi, nước mắt của chính chúng ta?
Việc thị trường nháo nhào và sự cố tiếp sự cố khiến cho tôi không khỏi chạnh lòng nhớ tới một lần thuyết trình ở châu Âu về TTCK VN. Lúc ấy, tôi đang trình bày rất vui về nó, thì có một giáo sư ở Pháp hỏi đại ý "Thế anh cho biết cái hệ thống công nghệ thông tin và điều hành giao dịch-bộ não của thị trường mà- nó có qui cách và phẩm cấp thế nào?" Thật là lúng túng, vì những thông tin này chữ tác đánh chữ tộ, mấy ai mà có thể trả lời chính xác, trừ khi chính ở bộ phận CNTT của TTGDCK. May thay, có một ông giáo sư khác cũng rất uy tín, cười và nháy mắt với tôi, trả lời giúp: (Tôi xin để nguyên văn) "Oh, you don't know that? Vietnam Stock Market is a second-hand market. The risk is inherent to the system." Ông giáo sư trả lời giúp này dù là rất hài hước, nhưng thật là hiểu về hệ thống đó, hiểu cả văn hóa điều hành hệ thống, lẫn những người tham gia thị trường.
Vấn đề xảy ra gọi tên chính xác là "Rủi ro hệ thống," nhưng không phải cái systematic risk của bản thân chứng khoán như trong sách tài chính đâu. Cái này cho cả thị trường, chẳng chừa chứng khoán nào ra cả, gọi tên là Technical Systems Safety Risk cơ.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip