Câu hỏi

21/05/2013 11:02
Khi khiếu nại khởi kiện về tranh chấp BHYT, BHXH thì cần có những giấy tờ gì ?
Danh sách câu trả lời (1)

Khi bạn khiếu nại, khởi kiện về tranh chấp BHXH, BHYT với công ty, bạn cần phải có những chứng cứ sau:
+ CMND, hộ khẩu (sổ tạm trú) của bạn;
+ Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
+ Bảng lương hằng tháng của bạn (nếu có).
Trường hợp bạn xin thôi việc, theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 18 Luật BHXH, công ty bạn phải có trách nhiệm trả sổ BHXH ngay cho bạn khi bạn không còn làm việc tại công ty. Còn việc công ty bạn chưa đóng tiền BHXH cho tổ chức BHXH thì thuộc về trách nhiệm của công ty. Nếu công ty chậm trả sổ BHXH cho bạn, theo quy định tại điều 130 Luật BHXH, bạn có quyền làm đơn khiếu nại công ty.
Trường hợp hằng tháng công đoàn đều trừ tiền lương của bạn 30.000 đồng (trừ 1% lương thực lĩnh) để trích nộp kinh phí công đoàn, theo quy định tại mục 2 phần I thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 8-12-2004 của Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn) thì các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có).
Theo quy định tại mục 2 phần II thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN thì đối với các doanh nghiệp: khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với các doanh nghiệp, việc trích, nộp kinh phí công đoàn thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hạch toán kinh phí công đoàn vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định của pháp luật hiện hành nên hằng tháng công đoàn trừ 1% tiền lương của bạn để trích nộp kinh phí công đoàn là chưa đúng theo nội dung hướng dẫn tại thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN.
Về tiền trợ cấp thôi việc, theo điều 15 nghị định số 144/2002/NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương): Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc cho bạn là tiền lương theo HĐLĐ mà bạn thực nhận bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) và được tính bình quân của 6 tháng lương liền kề trước khi bạn thôi việc.
Theo quy định tại điều 42 BLLĐ thì tiền trợ cấp thôi việc cho mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
+ CMND, hộ khẩu (sổ tạm trú) của bạn;
+ Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
+ Bảng lương hằng tháng của bạn (nếu có).
Trường hợp bạn xin thôi việc, theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 18 Luật BHXH, công ty bạn phải có trách nhiệm trả sổ BHXH ngay cho bạn khi bạn không còn làm việc tại công ty. Còn việc công ty bạn chưa đóng tiền BHXH cho tổ chức BHXH thì thuộc về trách nhiệm của công ty. Nếu công ty chậm trả sổ BHXH cho bạn, theo quy định tại điều 130 Luật BHXH, bạn có quyền làm đơn khiếu nại công ty.
Trường hợp hằng tháng công đoàn đều trừ tiền lương của bạn 30.000 đồng (trừ 1% lương thực lĩnh) để trích nộp kinh phí công đoàn, theo quy định tại mục 2 phần I thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 8-12-2004 của Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn) thì các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có).
Theo quy định tại mục 2 phần II thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN thì đối với các doanh nghiệp: khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với các doanh nghiệp, việc trích, nộp kinh phí công đoàn thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hạch toán kinh phí công đoàn vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định của pháp luật hiện hành nên hằng tháng công đoàn trừ 1% tiền lương của bạn để trích nộp kinh phí công đoàn là chưa đúng theo nội dung hướng dẫn tại thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN.
Về tiền trợ cấp thôi việc, theo điều 15 nghị định số 144/2002/NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương): Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc cho bạn là tiền lương theo HĐLĐ mà bạn thực nhận bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) và được tính bình quân của 6 tháng lương liền kề trước khi bạn thôi việc.
Theo quy định tại điều 42 BLLĐ thì tiền trợ cấp thôi việc cho mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip