Câu hỏi

19/05/2013 18:28
Phải làm gì khi mẹ chồng "không biết điều"?
Tôi năm nay 27 tuổi, đã lấy chồng được 3 năm và có một bé gái 2 tuổi. Tôi không phàn nàn gì về chồng cả mà chỉ ở bố mẹ chồng. Chúng tôi cưới nhau, xây dựng được như ngày hôm nay là từ hai bàn tay trắng. Mẹ chồng luôn nghĩ rằng tôi lấy được anh như là một sự có phúc đối với tôi. Nhưng bà đâu nghĩ rằng nếu so về học vấn thì tôi hơn hẳn anh. Hoàn cảnh gia đình thì nhà tôi cũng hơn hẳn.
Tôi sinh bé tại quê chồng. Nhà chồng nghèo, tôi biết điều đó nên cũng đã chuẩn bị chút tiền để về sinh con. Tôi đưa tiền cho bà để bà chi phí thức ăn cho tôi trong thời gian tôi ở nhà. Nhưng trong thời gian tôi chờ sinh và sau sinh đến một miếng gà hầm mà các bà đẻ khác được ăn tôi cũng không có. Bé nhà tôi được một tháng 2 ngày thì tôi lên Hà Nội. Mẹ chồng tôi cũng lên để trông cháu cho tôi đi học. Lúc đó tôi vừa làm vừa đi học ở Trường Kinh tế quốc dân. Nhưng cũng vì việc học đó mà mẹ chồng tôi cho rằng con trai bà làm để nuôi vợ đi học.
Lúc con tôi chưa đầy 2 tháng thì bà bỏ về quê và sau Tết bà vào miền Nam để làm giúp việc cho người họ hàng. Khi con tôi được 6 tháng, cũng là lúc tin chẳng lành đến với tôi. Chồng tôi bị bệnh, phải nằm điều trị, nghỉ việc mất 2 tháng. Tôi báo tin về cho bố mẹ chồng biết nhưng bố mẹ không một lời mảy may bảo đón con trai về nhà điều trị. Chồng tôi nghỉ việc chữa bệnh trong một năm trời, không một đồng lương. Tôi phải vay tiền ông bà ngoại để sinh hoạt, và nhờ vả mãi ông bà nội mới vay cho 3 triệu đồng. Ông bà không quan tâm gì, ngay cả cú điện thoại cũng không. Tôi gọi về cho ông bà và khóc, muốn ông bà thỉnh thoảng gọi điện động viên chồng trị bệnh, thế nhưng cả một năm trời như vậy mẹ chồng chỉ gọi duy nhất một lần. Tôi phải vừa đi học vừa đi làm, nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ đẻ, bạn bè, cuộc sống dễ chịu hơn.
Đến giờ con tôi đã đi nhà trẻ, cháu ngoan và thông minh. Lúc nào bà cũng bảo là nhớ cháu, nhưng bà đâu có hỏi thăm trong khi ông bà ngoại suốt ngày gọi điện thoại cho cháu để được nghe giọng nói của cháu, nghe cháu hát.
Nếu nói là điện thoại của bà ngoại thì con gái tôi nói chuyện với bà ngoại 10 phút. Nhưng nếu là của bà nội, cháu chỉ nghe giọng bà nội là gạt điện thoại ra. Tôi luôn có suy nghĩ là nếu ông bà không lên thăm cháu, không gọi điện cho cháu, thì ngược lại cháu cũng không về thăm ông bà . Và lại sắp đến Tết rồi. Chồng tôi nói là cả nhà về ông bà nội ăn Tết. Nhưng tôi có nên làm điều đó không? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và chưa thể quyết định xem mình nên làm gì. Xin các chị hãy cho tôi một lời khuyên
haianh02
19/05/2013 18:28
Tôi sinh bé tại quê chồng. Nhà chồng nghèo, tôi biết điều đó nên cũng đã chuẩn bị chút tiền để về sinh con. Tôi đưa tiền cho bà để bà chi phí thức ăn cho tôi trong thời gian tôi ở nhà. Nhưng trong thời gian tôi chờ sinh và sau sinh đến một miếng gà hầm mà các bà đẻ khác được ăn tôi cũng không có. Bé nhà tôi được một tháng 2 ngày thì tôi lên Hà Nội. Mẹ chồng tôi cũng lên để trông cháu cho tôi đi học. Lúc đó tôi vừa làm vừa đi học ở Trường Kinh tế quốc dân. Nhưng cũng vì việc học đó mà mẹ chồng tôi cho rằng con trai bà làm để nuôi vợ đi học.
Lúc con tôi chưa đầy 2 tháng thì bà bỏ về quê và sau Tết bà vào miền Nam để làm giúp việc cho người họ hàng. Khi con tôi được 6 tháng, cũng là lúc tin chẳng lành đến với tôi. Chồng tôi bị bệnh, phải nằm điều trị, nghỉ việc mất 2 tháng. Tôi báo tin về cho bố mẹ chồng biết nhưng bố mẹ không một lời mảy may bảo đón con trai về nhà điều trị. Chồng tôi nghỉ việc chữa bệnh trong một năm trời, không một đồng lương. Tôi phải vay tiền ông bà ngoại để sinh hoạt, và nhờ vả mãi ông bà nội mới vay cho 3 triệu đồng. Ông bà không quan tâm gì, ngay cả cú điện thoại cũng không. Tôi gọi về cho ông bà và khóc, muốn ông bà thỉnh thoảng gọi điện động viên chồng trị bệnh, thế nhưng cả một năm trời như vậy mẹ chồng chỉ gọi duy nhất một lần. Tôi phải vừa đi học vừa đi làm, nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ đẻ, bạn bè, cuộc sống dễ chịu hơn.
Đến giờ con tôi đã đi nhà trẻ, cháu ngoan và thông minh. Lúc nào bà cũng bảo là nhớ cháu, nhưng bà đâu có hỏi thăm trong khi ông bà ngoại suốt ngày gọi điện thoại cho cháu để được nghe giọng nói của cháu, nghe cháu hát.
Nếu nói là điện thoại của bà ngoại thì con gái tôi nói chuyện với bà ngoại 10 phút. Nhưng nếu là của bà nội, cháu chỉ nghe giọng bà nội là gạt điện thoại ra. Tôi luôn có suy nghĩ là nếu ông bà không lên thăm cháu, không gọi điện cho cháu, thì ngược lại cháu cũng không về thăm ông bà . Và lại sắp đến Tết rồi. Chồng tôi nói là cả nhà về ông bà nội ăn Tết. Nhưng tôi có nên làm điều đó không? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và chưa thể quyết định xem mình nên làm gì. Xin các chị hãy cho tôi một lời khuyên
Danh sách câu trả lời (1)

Qua những dòng tâm sự của bạn, tôi hiểu bạn đã rất cố gắng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống gia đình. Những điều bạn viết ra có lẽ đã ủ ấp lâu trong lòng. Theo những gì bạn nói tôi biết là hai vợ chồng bạn đã cố gắng thế nào để tạo dựng được cuộc sống từ hai bàn tay trắng. Mặc dù đôi khi hai bạn vẫn nhận được sự giúp đỡ từ phía gia đình bạn. Điều đó cho thấy trách nhiệm của hai bạn với cuộc sống của gia đình mình.
Tuy nhiên trong cuộc sống của gia đình bạn có những chuyện không được tốt như bạn mong muốn do cách đối xử của bố mẹ chồng. Xã hội ngày một phát triển, theo đó con người cũng văn minh, hiểu biết và sống khá giả hơn. Nhưng ngược lại những quan điểm như “mẹ chồng nàng dâu” hay “trọng nam khinh nữ” thì vẫn chưa phá vỡ được. Đó là những định kiến đă ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt Nam. Dù tốt hay xấu vô hình cũng tạo ra một khoảng trống giữa mẹ chồng và con dâu. Mặc dù bố mẹ chồng có khắt khe với bạn như vậy bạn cũng nên hiểu và thông cảm cho bố mẹ. Bố mẹ chồng là người có công sinh thành, nuôi dưỡng chồng bạn được trưởng thành như ngày hôm nay.
Chồng bạn cũng đang rất khó xử giữa bên hiếu và bên tình. Bạn hãy chia sẻ với chồng mình để hai bạn tìm được cách giải quyết hợp lý. Có thể bố mẹ chồng cũng muốn giúp đỡ vợ chồng bạn nhiều hơn nhưng do hoàn cảnh mà thôi. Như bạn nói bên gia đình chồng bạn rất khó khăn. Hơn nữa cuộc sống ở quê nên cũng đơn giản, không cầu kỳ. Bạn không nên trách bố mẹ chồng. Con gái bạn dù bé vậy nhưng đã biết phân biệt đối xử giữa ông bà nội và ông bà ngoại. Điều đó là không nên một chút nào. Bạn nên có cách dạy cháu yêu thương mọi người như nhau. Sau này lớn lên nếu cháu vẫn có những suy nghĩ như vậy thì không tốt.
Bạn là người vợ, người con dâu, bạn đứng ở giữa lại cũng là người có học thức và am hiểu, bạn sẽ biết cách hàn gắn mọi người trong gia đình lại. Khi đó cuộc sống sẽ vui vẻ hơn. Bạn nên cùng chồng chủ động gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng. Trong dịp tết hai vợ chồng bạn nên cùng con về ăn tết với nhà chồng. Như vậy, vừa thuận đạo hiếu làm con vừa gắn kết gia đình gần nhau hơn.
Chúc bạn luôn hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong cuộc sống của gia đình bạn có những chuyện không được tốt như bạn mong muốn do cách đối xử của bố mẹ chồng. Xã hội ngày một phát triển, theo đó con người cũng văn minh, hiểu biết và sống khá giả hơn. Nhưng ngược lại những quan điểm như “mẹ chồng nàng dâu” hay “trọng nam khinh nữ” thì vẫn chưa phá vỡ được. Đó là những định kiến đă ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt Nam. Dù tốt hay xấu vô hình cũng tạo ra một khoảng trống giữa mẹ chồng và con dâu. Mặc dù bố mẹ chồng có khắt khe với bạn như vậy bạn cũng nên hiểu và thông cảm cho bố mẹ. Bố mẹ chồng là người có công sinh thành, nuôi dưỡng chồng bạn được trưởng thành như ngày hôm nay.
Chồng bạn cũng đang rất khó xử giữa bên hiếu và bên tình. Bạn hãy chia sẻ với chồng mình để hai bạn tìm được cách giải quyết hợp lý. Có thể bố mẹ chồng cũng muốn giúp đỡ vợ chồng bạn nhiều hơn nhưng do hoàn cảnh mà thôi. Như bạn nói bên gia đình chồng bạn rất khó khăn. Hơn nữa cuộc sống ở quê nên cũng đơn giản, không cầu kỳ. Bạn không nên trách bố mẹ chồng. Con gái bạn dù bé vậy nhưng đã biết phân biệt đối xử giữa ông bà nội và ông bà ngoại. Điều đó là không nên một chút nào. Bạn nên có cách dạy cháu yêu thương mọi người như nhau. Sau này lớn lên nếu cháu vẫn có những suy nghĩ như vậy thì không tốt.
Bạn là người vợ, người con dâu, bạn đứng ở giữa lại cũng là người có học thức và am hiểu, bạn sẽ biết cách hàn gắn mọi người trong gia đình lại. Khi đó cuộc sống sẽ vui vẻ hơn. Bạn nên cùng chồng chủ động gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng. Trong dịp tết hai vợ chồng bạn nên cùng con về ăn tết với nhà chồng. Như vậy, vừa thuận đạo hiếu làm con vừa gắn kết gia đình gần nhau hơn.
Chúc bạn luôn hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Gia đình và mối quan hệ
Rao vặt Siêu Vip