Câu hỏi

21/05/2013 11:26
Quyền sử dụng đất
Đất đã đượcc cấp, bỏ hoang. Tôi sử dụng 20 năm nay có xác nhận của Chính quyền xã và giấy không tranh chấp với nơi được cấp đất thì đất đấy có thuộc quyền sử dụng của tôi không?
hoanganh
21/05/2013 11:26
Danh sách câu trả lời (1)

Vì chúng tôi không được nghiên cứu đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc đất nên chỉ tư vấn về nguyên tắc chung như sau:
Căn cứ dữ kiện bạn nêu thì đất trên là đất lưu không, được cấp có thẩm quyền giao cho ông. Tuy nhiên đã được cô ông sử dụng ổn định được 20 năm trong quá trình sử dụng không có ai tranh chấp và xã không có ý kiến gì.
Tại khoản 3 điều 10 Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị có quy định một số trường hợp chủ nhà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất như sau: " a1. Nếu nhà ở và đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đấy ở. Nhưng chủ nhà được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất ở.
c. Nếu chủ nhà xây dựng nhà có giấy phép trên đất phù hợp với quy hoạch đất ở nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của phần nhà đó. Chủ nhà phải nộp tiền sử dụng đất".
Điều 1 Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung điều 10 của Nghị định 60 quy định như sau: "Đối với trường hợp đất đã được sử dụng làm đất ở ổn định từ ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 nhưng không có đủ giấy tờ hợp lệ, nay xét phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, và phải nộp 20% tiền sử dụng đất".
Như vậy, tuy diện tích 36m2 mà gia đình ông đang sử dụng không có giấy tờ hợp lệ nhưng vẫn có thể được xem xét hợp thức hoá quyền sử dụng đất (và chủ sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất).
Trong trường hợp đất nơi đó thuộc quy hoạch và trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước sẽ thu hồi theo điều 27 Luật đất đai để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công công thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 3 điều 23 Luật đất đai: đối với đất ở trong nội thành, nội thị thì UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giao đất. Điều 28 Luật đất đai quy định "Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.. . Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại".
Như vậy trong trường hợp này thì Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền thu hồi đất. Do đó nếu đất mà gia đình ông đang sử dụng thuộc trường hợp thu hồi đất theo điều 27 Luật đất đai thì phải có quyết định thu hồi đất của Uỷ nhân dân thành phố Hà Nội. Vì gia đình ông có công trình xây dựng trên đó nên sẽ được xem xét giải quyết bồi thường thiệt hại về đất hoặc tài sản (gồm công trình và hoa màu) trên đất.
Căn cứ điểm đ khoản 1 điều 15 Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai thì thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã như sau: "Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra". Tuy nhiên theo dữ kiện ông nêu thì khi xây dựng nhà ông đã xin phép xây dựng và xã không có ý kiến gì như vậy Uỷ ban nhân dân xã không thể cưỡng chế phá dỡ nhà của ông được.
Theo quy định tại Nghị định số 04 đối với hành vi lấn chiếm đất đai có các hình thức xử lý tùy từng trường hợp cụ thể: Nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1và 2 điều 2 Nghị định số 04 thì sẽ bị phạt tiền nhưng không bị thu hồi đất. Còn nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 (lấn chiếm đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất trong hành lang bảo vệ đê, đường dây tải điện, đường sắt, đường bộ và các công trình công cộng, hoặc lấn chiếm đất an ninh quốc phòng...) thì ngoài phạt tiền còn bị thu hồi diện tích đã lấn chiếm và buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. Và trong trường hợp thu hồi đất lấn chiếm thì theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 15 thì thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất mà gia đình ông đã lấn chiếm thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều 23 quy định: "Việc thu hồi chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản, quyết định thu hồi phải được cho người bị thu hồi". Trong trường hợp đất này bị thu hồi thì các công trình đã xây dựng trên đó đều bị buộc phải dỡ bỏ.
Kính chào
Căn cứ dữ kiện bạn nêu thì đất trên là đất lưu không, được cấp có thẩm quyền giao cho ông. Tuy nhiên đã được cô ông sử dụng ổn định được 20 năm trong quá trình sử dụng không có ai tranh chấp và xã không có ý kiến gì.
Tại khoản 3 điều 10 Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị có quy định một số trường hợp chủ nhà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất như sau: " a1. Nếu nhà ở và đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đấy ở. Nhưng chủ nhà được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất ở.
c. Nếu chủ nhà xây dựng nhà có giấy phép trên đất phù hợp với quy hoạch đất ở nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của phần nhà đó. Chủ nhà phải nộp tiền sử dụng đất".
Điều 1 Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung điều 10 của Nghị định 60 quy định như sau: "Đối với trường hợp đất đã được sử dụng làm đất ở ổn định từ ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 nhưng không có đủ giấy tờ hợp lệ, nay xét phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, và phải nộp 20% tiền sử dụng đất".
Như vậy, tuy diện tích 36m2 mà gia đình ông đang sử dụng không có giấy tờ hợp lệ nhưng vẫn có thể được xem xét hợp thức hoá quyền sử dụng đất (và chủ sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất).
Trong trường hợp đất nơi đó thuộc quy hoạch và trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước sẽ thu hồi theo điều 27 Luật đất đai để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công công thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 3 điều 23 Luật đất đai: đối với đất ở trong nội thành, nội thị thì UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giao đất. Điều 28 Luật đất đai quy định "Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.. . Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại".
Như vậy trong trường hợp này thì Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền thu hồi đất. Do đó nếu đất mà gia đình ông đang sử dụng thuộc trường hợp thu hồi đất theo điều 27 Luật đất đai thì phải có quyết định thu hồi đất của Uỷ nhân dân thành phố Hà Nội. Vì gia đình ông có công trình xây dựng trên đó nên sẽ được xem xét giải quyết bồi thường thiệt hại về đất hoặc tài sản (gồm công trình và hoa màu) trên đất.
Căn cứ điểm đ khoản 1 điều 15 Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai thì thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã như sau: "Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra". Tuy nhiên theo dữ kiện ông nêu thì khi xây dựng nhà ông đã xin phép xây dựng và xã không có ý kiến gì như vậy Uỷ ban nhân dân xã không thể cưỡng chế phá dỡ nhà của ông được.
Theo quy định tại Nghị định số 04 đối với hành vi lấn chiếm đất đai có các hình thức xử lý tùy từng trường hợp cụ thể: Nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1và 2 điều 2 Nghị định số 04 thì sẽ bị phạt tiền nhưng không bị thu hồi đất. Còn nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 (lấn chiếm đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất trong hành lang bảo vệ đê, đường dây tải điện, đường sắt, đường bộ và các công trình công cộng, hoặc lấn chiếm đất an ninh quốc phòng...) thì ngoài phạt tiền còn bị thu hồi diện tích đã lấn chiếm và buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. Và trong trường hợp thu hồi đất lấn chiếm thì theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 15 thì thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất mà gia đình ông đã lấn chiếm thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều 23 quy định: "Việc thu hồi chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản, quyết định thu hồi phải được cho người bị thu hồi". Trong trường hợp đất này bị thu hồi thì các công trình đã xây dựng trên đó đều bị buộc phải dỡ bỏ.
Kính chào
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip