Câu hỏi

21/05/2013 11:43
Tính pháp lý của hợp đồng mua bán đất được UBND xã chứng thực ?
Chào luật sư ! Luật sư vui lòng cho tôi hỏi
Khi mua đất có sổ đỏ (đất nông nghiệp) do 1 cá nhân đứng tên thì hợp đồng mua bán đất ký tại xã và hợp đồng công chứng tại phòng công chứng khác nhau về pháp lý thế nào?
Nếu tôi chọn hình thức ký hợp đồng tại xã thì sau khi ký kết và tôi giữ 1 bản hợp đồng thì thửa đất trong hợp đồng đã thuộc về mình hay chưa?
Trong trường hợp người bán làm thủ tục sang tên nhưng sau 1 thời gian người bán cố tình không làm thủ tục sang tên (không có lý do chính đang) thì tôi dùng bản hợp đồng này để kiện được không? Xã sẽ hoà giải như thế nào? Nếu tôi không đồng ý thì toà án sẽ xử như thế nào? Xin nói thêm là khi giao tiền tôi có yêu cầu vợ chồng người bán ghi biên nhận và viết cam kết bằng tay (có chữ ký và có lăn tay) và tôi vẫn còn giam tiền.
nhocac191
21/05/2013 11:43
Khi mua đất có sổ đỏ (đất nông nghiệp) do 1 cá nhân đứng tên thì hợp đồng mua bán đất ký tại xã và hợp đồng công chứng tại phòng công chứng khác nhau về pháp lý thế nào?
Nếu tôi chọn hình thức ký hợp đồng tại xã thì sau khi ký kết và tôi giữ 1 bản hợp đồng thì thửa đất trong hợp đồng đã thuộc về mình hay chưa?
Trong trường hợp người bán làm thủ tục sang tên nhưng sau 1 thời gian người bán cố tình không làm thủ tục sang tên (không có lý do chính đang) thì tôi dùng bản hợp đồng này để kiện được không? Xã sẽ hoà giải như thế nào? Nếu tôi không đồng ý thì toà án sẽ xử như thế nào? Xin nói thêm là khi giao tiền tôi có yêu cầu vợ chồng người bán ghi biên nhận và viết cam kết bằng tay (có chữ ký và có lăn tay) và tôi vẫn còn giam tiền.
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định của Luật Đất đai thì không có khái niệm "hợp đồng mua bán đất ký tại xã", mà gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng thực của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Một vấn đề khác là bạn mua đất nông nghiệp nhưng bạn có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng loại đất này hay không, nếu đất này là đất trồng lúa nước?
Theo Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, hồ sơ và trình tự thủ tục công chứng tại (văn) phòng công chứng và chứng thực tại UBND xã hợp đồng, văn bản nói trên là tương tự như nhau. Do đó, hợp đồng có công chứng hay chứng thực đều có giá trị pháp lý như nhau.
Về thời điểm chuyển quyền sử dụng đất thì bạn chính thức có quyền sử dụng thửa đất kể từ ngày cấp "giấy đỏ". Do đó, khi giao dịch về đất đai của bạn đang ở giai đoạn hoàn tất thủ tục công chứng/chứng thực hợp đồng thì thửa đất vẫn chưa thuộc về bạn.
Về vấn đề bạn nêu ở đoạn cuối cùng, ý bạn nói là việc cam kết làm thủ tục
sang tên của bên bán là không đưa vào trong hợp đồng mà lại lập thành một văn bản cam kết riêng?
Theo tôi, để cho thuận tiện và chuyên nghiệp, thì khi soạn thảo hợp đồng mua bán nói chung, vấn đề làm thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên tham gia giao dịch cần phải được thoả thuận rõ trong hợp đồng. Theo lệ thường thì bên mua tài sản làm thủ tục sang tên, nếu các bên không thoả thuận gì khác.
Tuy nhiên, dù cam kết ấy được lập thành văn bản riêng hay được đưa vào hợp đồng thì bên cam kết phải thực hiện trách nhiệm đối với cam kết của mình. Đối tượng tranh chấp trong trường hợp này không phải là tranh chấp đất đai, cho nên không cần phải thông qua hoà giải ở xã mà bạn có thể kiện thẳng ra toà án có thẩm quyền.
Khi đó theo yêu cầu của bạn, toà án sẽ buộc bên cam kết phải thực hiện cam kết của mình trong một thời hạn nhất định.
Vài dòng trao đổi khái quát cùng bạn. Nếu có gì chưa rõ vui lòng liên hệ với tôi.
Một vấn đề khác là bạn mua đất nông nghiệp nhưng bạn có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng loại đất này hay không, nếu đất này là đất trồng lúa nước?
Theo Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, hồ sơ và trình tự thủ tục công chứng tại (văn) phòng công chứng và chứng thực tại UBND xã hợp đồng, văn bản nói trên là tương tự như nhau. Do đó, hợp đồng có công chứng hay chứng thực đều có giá trị pháp lý như nhau.
Về thời điểm chuyển quyền sử dụng đất thì bạn chính thức có quyền sử dụng thửa đất kể từ ngày cấp "giấy đỏ". Do đó, khi giao dịch về đất đai của bạn đang ở giai đoạn hoàn tất thủ tục công chứng/chứng thực hợp đồng thì thửa đất vẫn chưa thuộc về bạn.
Về vấn đề bạn nêu ở đoạn cuối cùng, ý bạn nói là việc cam kết làm thủ tục
sang tên của bên bán là không đưa vào trong hợp đồng mà lại lập thành một văn bản cam kết riêng?
Theo tôi, để cho thuận tiện và chuyên nghiệp, thì khi soạn thảo hợp đồng mua bán nói chung, vấn đề làm thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên tham gia giao dịch cần phải được thoả thuận rõ trong hợp đồng. Theo lệ thường thì bên mua tài sản làm thủ tục sang tên, nếu các bên không thoả thuận gì khác.
Tuy nhiên, dù cam kết ấy được lập thành văn bản riêng hay được đưa vào hợp đồng thì bên cam kết phải thực hiện trách nhiệm đối với cam kết của mình. Đối tượng tranh chấp trong trường hợp này không phải là tranh chấp đất đai, cho nên không cần phải thông qua hoà giải ở xã mà bạn có thể kiện thẳng ra toà án có thẩm quyền.
Khi đó theo yêu cầu của bạn, toà án sẽ buộc bên cam kết phải thực hiện cam kết của mình trong một thời hạn nhất định.
Vài dòng trao đổi khái quát cùng bạn. Nếu có gì chưa rõ vui lòng liên hệ với tôi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip