Câu hỏi

20/05/2013 04:52
Trường hợp nào NLĐ có quyền từ chối chuyển việc?
Chúng tôi được một công ty 100% vốn nước ngoài tuyển vào làm bảo vệ, người làm nhiều nhất là 15 năm, ít nhất cũng được 3 năm. Ban lãnh đạo mới của công ty đột nhiên thông báo là công ty có ý định hợp đồng với vệ sĩ và không sử dụng chúng tôi nữa (chúng tôi đang làm việc bình thường, không vi phạm kỷ luật công ty).
Xin hỏi: Nếu công ty điều chuyển chúng tôi vào bộ phận khác, công việc không phù hợp với sức khỏe và khả năng làm việc thì chúng tôi có quyền từ chối không và nếu từ chối thì có được công ty trợ cấp tiền sáu tháng lương để kiếm việc làm mới không?
dunguyen
20/05/2013 04:52
Xin hỏi: Nếu công ty điều chuyển chúng tôi vào bộ phận khác, công việc không phù hợp với sức khỏe và khả năng làm việc thì chúng tôi có quyền từ chối không và nếu từ chối thì có được công ty trợ cấp tiền sáu tháng lương để kiếm việc làm mới không?
Danh sách câu trả lời (1)

Theo qui định tại điều 9 nghị định số 44/2003/NÐ-CP ngày 9-5-2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì NSDLĐ có quyền tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm.
Trong thời gian này, nếu NLĐ không chấp hành quyết định của NSDLĐ thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động và không được hưởng lương ngừng việc theo qui định tại khoản 2 điều 62 của Bộ luật lao động và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo qui định tại điều 84 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp NSDLĐ tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thỏa thuận của NLĐ; nếu NLĐ không chấp thuận và ngừng việc thì người đó được hưởng đủ tiền lương theo qui định tại khoản 1 điều 62 của Bộ luật lao động. Trong trường hợp này NSDLĐ phải trả trợ cấp mất việc cho NLĐ, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Trong thời gian này, nếu NLĐ không chấp hành quyết định của NSDLĐ thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động và không được hưởng lương ngừng việc theo qui định tại khoản 2 điều 62 của Bộ luật lao động và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo qui định tại điều 84 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp NSDLĐ tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thỏa thuận của NLĐ; nếu NLĐ không chấp thuận và ngừng việc thì người đó được hưởng đủ tiền lương theo qui định tại khoản 1 điều 62 của Bộ luật lao động. Trong trường hợp này NSDLĐ phải trả trợ cấp mất việc cho NLĐ, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip