Câu hỏi

20/05/2013 04:51
Qua báo chí tôi được biết, tình trạng hóa chất tồn dư trong rau xanh?
Qua báo chí tôi được biết, tình trạng hóa chất tồn dư trong rau xanh, thực phẩm cao gấp đôi mức quy định, nhưng chủ yếu là hàng hóa sản xuất trong nước, còn với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch thì chỉ số không an toàn là 0,01%. Điều này có thể hiểu là Bộ Y tế quản lý chất lượng hàng nhập khẩu tốt, không quản lý được hàng sản xuất trong nước (?). Có phải là do chúng ta không có đủ quy định pháp luật quản lý hay do Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này ít?
l3atu0c
20/05/2013 04:51
Danh sách câu trả lời (1)

Đúng là có tình trạng chỉ số không an toàn của thực phẩm trong nước cao hơn so với hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu có chất lượng tốt chủ yếu là do phía bạn quản lý khâu sản xuất, chế biến, kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) sát sao. Với hàng chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP trong nước, chế tài xử lý còn chưa đủ mạnh, quản lý còn chồng chéo.
Giải quyết câu chuyện ATVSTP là cả một vấn đề lớn. Vì khi 5 bộ ở TƯ cùng với các địa phương và ban chỉ đạo liên ngành quản lý chất lượng ATVSTP chưa có cơ chế phối hợp kiểm tra ATVSTP đồng bộ, thì khi có vấn đề xảy ra sẽ không có bộ nào chịu trách nhiệm chính. Trong khi đó, số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng ATVSTP nhiều, nhưng thiếu cụ thể, có tới 41 văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, một số văn bản không phù hợp với điều kiện thực tế, tiến độ ban hành văn bản còn chậm, tính ổn định còn thấp. Thêm vào đó, trong khi Trung Quốc có 50.000 thanh tra chuyên ngành ATVSTP, thủ đô Băng Cốc của Thái Lan cũng có tới 5.000 thanh tra thì bộ máy này ở Việt Nam chỉ có gần 100 người (cấp tỉnh là 0,5 người - vì kiêm nhiệm); còn cấp huyện không có cơ quan chuyên môn...
Công tâm mà nói, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng gây khó khăn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm để công tác này phù hợp với thực tế và xu hướng quốc tế, hy vọng các bất cập trên sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Giải quyết câu chuyện ATVSTP là cả một vấn đề lớn. Vì khi 5 bộ ở TƯ cùng với các địa phương và ban chỉ đạo liên ngành quản lý chất lượng ATVSTP chưa có cơ chế phối hợp kiểm tra ATVSTP đồng bộ, thì khi có vấn đề xảy ra sẽ không có bộ nào chịu trách nhiệm chính. Trong khi đó, số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng ATVSTP nhiều, nhưng thiếu cụ thể, có tới 41 văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, một số văn bản không phù hợp với điều kiện thực tế, tiến độ ban hành văn bản còn chậm, tính ổn định còn thấp. Thêm vào đó, trong khi Trung Quốc có 50.000 thanh tra chuyên ngành ATVSTP, thủ đô Băng Cốc của Thái Lan cũng có tới 5.000 thanh tra thì bộ máy này ở Việt Nam chỉ có gần 100 người (cấp tỉnh là 0,5 người - vì kiêm nhiệm); còn cấp huyện không có cơ quan chuyên môn...
Công tâm mà nói, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng gây khó khăn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm để công tác này phù hợp với thực tế và xu hướng quốc tế, hy vọng các bất cập trên sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip