VicoTas
Câu hỏi
avatar duytuantn
30/05/2013 07:26

Cách chế biến các món ăn truyền thống ngày tết?

Ai bít tư vấn cho em nhé?

Danh sách câu trả lời (12)
avatar congtudatinh 30/05/2013 07:26
Cách gói bánh chưng



Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

* Các loại bánh ở Hà Nội
* Bánh gối Hà thành

Nguyên liệu

Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.

Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất

Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.

Nguyên liệu làm bánh chưng.

Gia vị các loại:
Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.

Chuẩn bị

Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.

Nguyên liệu để làm bánh chưng phải được chuẩn bị kỹ từ trước.

Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay thông thường

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Gói bánh chưng bằng tay.

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Luộc bánh

Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Ép bánh, bảo quản


Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.

Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó.

Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.
avatar ngocthuc1102 30/05/2013 07:26
Nấu nồi thịt kho tàu cho mâm cơm ngày Tết



Thịt kho tàu là món ăn dân dã, bình dị, không chỉ xuất hiện trong dịp tết cổ truyền, mà còn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Tuy nhiên, với không khí ấm cúng của ngày xuân, người dân Sài thành không thể bỏ qua món ăn ngon mà đậm đà hương vị này.

* Cách gói bánh chưng
* Chuẩn bị món dưa hành cho Tết thêm ấm cúng
* Tai heo ngâm giấm
* Bí quyết làm giò thủ ngon
* Chân giò ninh măng

Nguyên liệu

1kg thịt chân giò

2 quả dừa tươi

10 quả trứng gà (vịt)

3 muỗng canh đường

3 muỗng cafe muối

2 muỗng cafe bột ngọt

Tỏi, hành khô băm nhỏ.

Chế biến

Trứng luột chín, bóc vỏ

Thịt cắt vuông khoảng 15 cm /1 miếng

Trụng thịt với nước đun sôi

Dùng dây cột cục thịt lại để trong thời gian đun lâu thịt không bị rời ra.

Ướp thịt với đường, muối bột ngọt và tỏi, hành băm trong 2 giờ.

Dừa tươi cho vào nồi thêm nước vào, cứ 2 phần nước dừa thì 1 phần nước, đun cho sôi lên sau đó cho thịt và trứng vào, chờ cho sôi lên 1 lần nửa vớt hết bọt, bớt lửa, đun liu riu khoảng 3 giờ.

Nêm cho vừa ăn ,sao cho thịt có vị ngọt của nuớc dừa và hơi mằn mặn, nước thịt sánh vàng màu cánh dán.

Có thể ăn với rau sống, bánh tráng, dưa giá, củ kiệu.
Đức Vân ducvan1993 30/05/2013 07:26
Làm món mứt xào cho ngày tết

Món mứt khế dẻo (ảnh Dacsanta)


Mứt tết là món ăn không thể thiếu trong dịp tết của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trước thông tin nhiều cơ sở sản xuất loại mứt tết mất vệ sinh, chắc hẳn nhiều gia đình sẽ e ngại sử dụng món ăn truyền thống này
.

Vậy tại sao bạn không thử tự làm món mứt tết với những hướng dẫn dưới đây của dinhduong.com.vn.

1.Mứt khế dẻo

Nguyên liệu:

- Khế chua tươi: 1 kg

- Đường: 1kg

- Muối, phèn chua, vani

Sơ chế: Gọt bỏ cạnh múi, chẻ khế theo từng múi, bỏ hạt;

Pha nước muối (1 lít nước thêm 25 g muối), ngâm khế trong khoảng một giờ sau đó vớt ra, xả nước lạnh.

Chần khế: Chuẩn bị nồi nước sôi ( 1 lít nước sôi cho vào 5g phèn chua tán mịn), chần khế trong vòng 5-10 phút, vớt ra, xả nước lạnh.

Dùng sống dao hoặc bản gỗ ép miếng khế dẹp xuống còn 1/3 so với bế dày ban đầu. Chú ý không ép kỹ quá khế sẽ mất hết chất chua và bị khô.

Xào mứt: Cho đường và khế vào chảo sâu lòng với khoảng 1-2 thìa nước lạnh.

Đun hỗn hợp thật nhỏ lửa để chảo nóng từ từ và đường tan chảy, không cháy. Tưới nước đường chảy đó lên khế để đường ngấm vào khế đến khi đường quánh lại, kéo thành sợi là được.

Khế để nguội, sắp vào lọ thủy tinh.

2.Mứt dứa dẻo

Mứt dứa dẻo (ảnh Xinhxinh)

Nguyên liệu

- Dứa (thơm): 1 trái

- Đường: 600 gr

- Nước chanh, phèn, vani, muối

Sơ chế: Gọt vỏ dứa, cắt miếng khoanh tròn (bỏ lõi) hoặc bổ làm tư, thái miếng vừa ăn.

Cho một chút muối vào ướp với dứa khoảng 15 phút rồi xả sạch.

Chuẩn bị nồi nước sôi ( 1 lít nước sôi cho vào 5g phèn chua tán mịn), chần dứa trong vòng 5-10 phút, vớt ra xả nước lạnh.

Ướp đường vào dứa và phơi nắng khoảng 3h.

Xào mứt: Đặt chảo lên bếp, cho dứa vào đến khi đường bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ bếp;

Lật các miếng dứa nhẹ nhàng, khi gần cạn thì cho nước chanh vào để đường không bị vón cục và mứt có vị thanh;

Đun mứt tới khi đường sệt quánh (kéo tơ) thì tắt bếp;

Cho vani vào mứt, để nguội rồi cho vào lọ.

3. Mứt dâu tây dẻo

Mứt dâu tây dẻo (ảnh Thuyanh)

Nguyên liệu:

- Dâu tây: 1kg

- Đường: 1kg

- Chanh, Vani

Sơ chế:

Cắt cuống dâu tây, ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch;

Cắt đôi quả dâu tây, ướp đường 1 – 2 h để đường thấm vào dâu tây.

Xào mứt:


Đặt chảo lên bếp, cho dâu tây vào đến khi đường bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ bếp;

Đảo dâu tây nhẹ nhàng, khi gần cạn thì cho nước chanh vào để đường không bị vón cục và mứt có vị thanh;

Đun mứt tới khi đường sệt quánh (kéo tơ) thì tắt bếp;

Cho vani vào mứt, để nguội rồi cho vào lọ.
Manh Linh manhlinh 30/05/2013 07:26
Thực đơn đón năm mới



Với thực đơn ngon và hấp dẫn sẽ giúp gia đình bạn có một bữa cơm đầm ấm hơn.


Thực đơn dưới đây sẽ đem lại cho bạn và gia đình một bữa cơm đầm ấm, nhân dịp những ngày đầu chào đón năm mới.

* Làm món mứt xào cho ngày tết
* Bữa ăn ngày Tết cho cả gia đình
* Chuẩn bị món dưa hành cho Tết thêm ấm cúng

Tôm hấp đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

200g đậu Hà Lan, 500g tôm sú loại vừa, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu hào, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa súp nước tương, que xiên tre.

Thực hiện:

Đậu Hà Lan rửa sạch, tước bỏ xơ. Tôm bóc vỏ. Hòa tan đường, hạt nêm, dầu hào, dầu ăn, nước tương với nhau. Cho tôm vào ướp mười lăm phút để thấm gia vị.

Lấy que tre xiên lần lượt một con tôm, một quả đậu Hà Lan. Cho vào hấp cách thủy. Khi tôm chín đem ra dùng nóng với cơm hay dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc.

Chấm với nước tương chua ngọt hoặc tương ớt.

Bí quyết:

Tôm phải ướp trước khoảng 15 phút để thấm gia vị, khi dùng hương vị mới đậm đà.

Để giữ vị ngọt của tôm và độ giòn của đậu Hà Lan, bạn không nên hấp quá lâu

Tôm hấp đậu Hà Lan.

Gỏi bò hoành thánh rán

Nguyên liệu:

200g bánh hoành thánh, 300g bò phi-lê, 50g hành tím, 100g cần tây, 1 củ cà-rốt nhỏ, 1 quả ớt sừng, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp chanh ớt, 1 thìa súp chanh, 1 thìa cà-phê hạt nêm.

Thực hiện:

Xếp lá hoành thánh vào khuôn tròn và cho thêm một khuôn tròn nữa đè lên để cố định lá bánh. Đun sôi dầu, cho bánh vào chảo rán giòn. Thịt bò rán vàng, đem ra thái lát. Củ hành tím rửa sạch, thái mỏng. Ớt, cà-rổ gọt vỏ, thái sợi. Cần tây rửa sạch, thái khúc.

Cho hành, ớt, cà-rốt, cần tây vào tô. Thêm nước mắm, đường, tương ớt, chanh, hạt nêm, bò trộn đều. Cho gỏi vào bánh hoành thánh rồi xếp ra đĩa. Dùng với nước mắm chua ngọt. Trang trí vài lá cần tây.

Bí quyết:

Khi ăn mới cho gỏi vào hoành thánh để bánh không bị mềm.

Gỏi bò hoành thánh rán.

Gà rán lá chanh sốt bơ

Nguyên liệu:


500g phi-lê gà, 1 quả bơ, 5 lá chanh, 1 thìa cà-phê tỏi băm, 1 thìa cà-phê hành lá, 1 thìa cà-phê sả băm, 1 thìa súp hạt nêm, 2 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp tương ớt, que tre xiên.

- Gia vị làm nước sốt: 1 thìa súp giấm, 2 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà-phê hạt nêm, tỏi băm.

Thực hiện:

Gà rửa sạch, để ráo nước rồi thái miếng vừa ăn ướp với hạt nêm, đường, tương ớt và hành lá, lá chanh thái nhỏ, tỏi, sả cho thấm gia vị. Dùng que tre xiên từng miếng gà rồi đem nướng.

Quả bơ lấy thịt cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Cho giấm, đường, muối, tỏi băm và hạt nêm vào. Trộn đều, nêm vừa ăn. Gà nướng xong cho ra đĩa và chan sốt bơ lên.

Món này dùng nóng. Chấm với tương ớt hoặc muối tiêu chanh.

Bí quyết:


Bạn nên ướp thịt gà 15 phút trước khi nướng cho thấm gia vị. Khi ướp cho dầu ăn vào để lúc nướng gà không bị khô.

Gà rán lá chanh sốt bơ.

Súp thịt viên


Nguyên liệu:

300g cải thìa, 200g thịt lợn xay, 100g giò sống, 200g nấm đông cô, 1 lít nước dùng, 1 cây hành lá, 1 củ cà-rốt, rau mùi.

- Gia vị: 1 thìa cà-phê muối, 1 thìa súp hạt nêm, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp dầu ăn.

Thực hiện:


Cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh tròn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cải thìa cắt bỏ phần gốc, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nước sôi cho nở mềm, rửa sạch để ráo nước. Lấy một nửa nấm thái nhỏ cho ra tô.

Trộn phần nấm thái nhỏ với thịt xay và giò sống. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê muối, trộn đều.

Dùng tay vo hỗn hợp này thành từng viên tròn vừa ăn. Nấu sôi nước dùng, cho cà-rốt thịt viên và phần nấm còn lại vào. Nêm hạt nêm, đường, dầu ăn. Súp chín cho cải thìa vào rồi múc ra tô, thêm rau mùi lên trên.

Bí quyết:

Bạn phải nấu cho đến khi thịt và nấm chín mềm, sau đó cho cải thìa vào. Nước sôi tắt lửa ngay để cải thìa không quá mềm.

Sốt thịt viên.
avatar newway 30/05/2013 07:26
Bí quyết làm giò thủ ngon


Giò thủ là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong dịp lễ Tết. Ngày nay, nhiều bà nội trợ có thể đặt sẵn giò thủ từ chợ hay siêu thị, nhưng tự tay làm món ăn truyền thống này cũng có cái thú của riêng nó.

* Canh giò heo hầm bắp chuối
* Món ngon cuối tuần: Chả giò nấm bào ngư hải sản
* Chả giò mực
* Chả giò hến

Khẩu phần: 6 người

Thời gian thực hiện: 30 phút

Nguyên liệu:

Da và lỗ tai heo 200gr; đường 600gr; thịt đầu heo 400gr; cà rốt 500gr; nấm mèo 50gr; đu đủ 500gr; giấm 0,5 lít; giò sống 300gr; hành tím 400gr; tỏi 100gr.

Gia vị tiêu sọ, nước mắm, bột nêm, lá chuối 300g.

1 lon nhôm đục lỗ, 1 miếng nylon lơn, dây nylon.

Cách chế biến

Làm giò thủ

- Lỗ tai, da, thịt đầu heo luộc chín thái sợi, ướp gia vị.

- Nấm mèo ngâm nước, gọt bỏ chân và thái sợi.

- Hành tím băm nhỏ.

- Lá chuối phơi héo hoặc trụng nước sôi.

- Trộn giò sống với hỗn hợp lỗ tai, da, thịt đầu heo, nấm mèo, hành tím... vắt bớt nước và cho vào lon nhôm đục lỗ. Chú ý lót lớp nylon trong lon nhôm để tránh dính. Nén thật chặt.

- Trải lá chuối trên thớt, kế tiếp là miếng nylon và lấy phần hỗn hợp giò sống ra khỏi lon nhôm, cuốn tròn trên lá chuối, gói lại và cuộn dây nylon cho chặt, đem hấp 30 phút. Giò thủ chín lấy ra để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ 4 - 6 độ C.

Làm lêghim chua ngọt

- Hành tím phơi hai nắng, ngâm qua tro bếp một ngày, lột vỏ rửa sạch (1).

- Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa và cắt miếng dày 2,5cm.

- Đu đủ ngọt vỏ, tỉa hoa và cắt miếng dày 2,5cm (3).

- (2) và (3) rửa sạch qua nước muối (4).

- Pha giấm, muối, đường, nước mắn theo tỉ lệ: 1,5 giấm, 1 muối, 2 đường,1 nước mắn và nấu trong 10 phút.

- Trộn (1),(4), (5) sao cho nước giấm pha ngập các rau củ; ngày hôm sau đã dùng được.

- Cắt giò thủ ra từng khoanh, xếp tròn theo đĩa và ở giữa là lêghim chua ngọt.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Ăn uống
nophoto Nấu chè đậu trắng, đậu đỏ, nước cốt dừa kiểu Huế ?

Đăng lúc: 07:26 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Những món ngon từ hạt đậu tương?

Đăng lúc: 07:26 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm cánh gà nướng giấm đen?

Đăng lúc: 07:26 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm tôm xốt kem tỏi?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm bánh đậu xanh lá dứa?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

Đức Cảnh Cách làm cơm chiên kem sữa?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Ăn nhiều mứt Tết dễ hại thai nhi?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Hỏi về cách làm ếch nướng muối ớt?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm món đậu hũ chiên cá bào?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

Link Cách làm chả mực chiên hoa cúc?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm Bánh mì mèo con?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm bánh bầu chiên?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm món đậu hũ cay xốt nấm?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm sinh tố cà chua?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

Link Cách làm Lẩu tôm bông so đũa?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Làm món trứng tráng tôm thịt?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm Cà tím nhồi thịt?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm bánh Bánh Tiramisu?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm món cá chép hấp xì dầu?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

nophoto Cách làm Súp táo đỏ với bí hồ lô?

Đăng lúc: 07:25 - 30/05/2013 trong Ăn uống

Rao vặt Siêu Vip