Câu hỏi

20/05/2013 04:52
Phụ cấp lương có phải đóng thuế thu nhập và BHXH?
Văn bản nào qui định cụ thể về phụ cấp lương trong trợ cấp thôi việc? Khoản phụ cấp lương có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội (BHXH) không nếu như mức lương cơ bản lớn hơn 20 lần mức lương trần đóng BHXH (ví dụ: lương cơ bản là 12 triệu + phụ cấp 1 triệu đồng)?
khocthet
20/05/2013 04:52
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định của pháp luật thì khoản phụ cấp lương cộng với tiền lương vẫn phải đóng thuế thu nhập.
Vấn đề phụ cấp lương trong trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ - CP ngày 31-12-2002 như sau: Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Theo quy định tại Điều 94 Luật BHXH thì tùy vào việc người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động quyết định mà tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc có sự khác biệt như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Ngoài ra Luật BHXH còn quy định: Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Vấn đề phụ cấp lương trong trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ - CP ngày 31-12-2002 như sau: Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Theo quy định tại Điều 94 Luật BHXH thì tùy vào việc người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động quyết định mà tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc có sự khác biệt như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Ngoài ra Luật BHXH còn quy định: Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip