Câu hỏi

30/05/2013 00:39
Thao tác lên xuống dốc an toàn?
Tôi mới tập xe. Mong các bác chỉ giáo làm cách nào để mỗi lần dừng trên dốc xe không bị tắt máy và trôi ?
thangloi
30/05/2013 00:39
hocon
30/05/2013 00:39
hachanuy
30/05/2013 00:39
honghiquan
30/05/2013 00:39
meteorgarden
30/05/2013 00:39
Danh sách câu trả lời (24)

Chào các bác!
Đọc hơn 10 bài của các bác thì bác nào nói kỹ thuật cũng đều đúng cả. Nhưng không thấy bác nào đả động vấn đề tâm lý. Nếu khi học trong trường, không có xe trước xe sau thì chưa ảnh hưởng tâm lý mấy.
Nhưng khi ra đường, bắt buộc phải dừng giữa dốc, nếu mới lái ắt sẽ có tí "camerun".
1. Để chắc ăn cứ dừng xa xe trước một chút đề phòng bác đi xe trước cũng chưa vững như mình.
2. Nếu đường thông đủ điều kiện đi tiếp, không nên vội vàng. Sau khi xe kia xuất phát lúc đó ta bắt đầu các thao tác, ngoài ra nếu bác xe sau có bóp còi giục thì cũng kệ (thường mới lái mà thấy các bác đằng sau giục là dễ bị cuống lắm). Mà cũng đề nghị các bác lái có kinh nghiệm rồi thì ở trường hợp dừng giữa dốc mong các bác cứ từ từ đừng giục dễ làm những anh em mới bị tâm lý.
3. Sau khi vững tâm thì thực hiện các thao tác kỹ thuật theo như các bác trước đã nói, có như vậy mới chính xác được.
Bác nào có thêm kinh nghiệm tâm lý thì chia sẻ nhé!
Em cũng mới lái nên rất thông cảm với bác chủ topic!
Chúc các bác lái xe an toàn!
Đọc hơn 10 bài của các bác thì bác nào nói kỹ thuật cũng đều đúng cả. Nhưng không thấy bác nào đả động vấn đề tâm lý. Nếu khi học trong trường, không có xe trước xe sau thì chưa ảnh hưởng tâm lý mấy.
Nhưng khi ra đường, bắt buộc phải dừng giữa dốc, nếu mới lái ắt sẽ có tí "camerun".
1. Để chắc ăn cứ dừng xa xe trước một chút đề phòng bác đi xe trước cũng chưa vững như mình.
2. Nếu đường thông đủ điều kiện đi tiếp, không nên vội vàng. Sau khi xe kia xuất phát lúc đó ta bắt đầu các thao tác, ngoài ra nếu bác xe sau có bóp còi giục thì cũng kệ (thường mới lái mà thấy các bác đằng sau giục là dễ bị cuống lắm). Mà cũng đề nghị các bác lái có kinh nghiệm rồi thì ở trường hợp dừng giữa dốc mong các bác cứ từ từ đừng giục dễ làm những anh em mới bị tâm lý.
3. Sau khi vững tâm thì thực hiện các thao tác kỹ thuật theo như các bác trước đã nói, có như vậy mới chính xác được.
Bác nào có thêm kinh nghiệm tâm lý thì chia sẻ nhé!
Em cũng mới lái nên rất thông cảm với bác chủ topic!
Chúc các bác lái xe an toàn!

Chào các bác. Tôi cũng mới được cấp bằng lái xe vài năm nhưng nghe các bác bàn luận nhiều về vấn đề này mới chợt nhớ đây là bài học khởi hành xe ngang dốc trong quá trình học lái xe đấy thôi. Còn kinh nghiệm thì phải được tích lũy qua thực tế, không ai san sẻ được.
Hiện nay xu thế chuyển dần sang dùng xe số tự động nên bài học này ngày càng đơn giản hơn.
Chúc các bác lái xe an toàn.
Hiện nay xu thế chuyển dần sang dùng xe số tự động nên bài học này ngày càng đơn giản hơn.
Chúc các bác lái xe an toàn.

Lên xuống dốc là bài tập khó nhất khi thi lấy bằng ôtô, tôi nhớ không lầm thì chính tôi khi trước lấy bằng B2, chút xíu nữa thôi là xe bị tụt dốc (ngại quá).
Kinh nghiệm cần thiế́t là hãy lắng tai nghe tiếng côn, chủ yếu là cái chân trái của bác. Nghe tiếng côn êm êm như gần tắt máy ấy, khi đó để im chân côn, nhả phanh tay, nhấn tí ga và nhả từ từ côn, vừa nhả côn vừa đạp ga vào, cứ nhẹ nhàng, 1 em nâng - 1 em xún. Nếu mà sợ quá thì có thể đạp mạnh ga hơn chút thì ko bao giờ tụt dốc, xe đã chạy thì giảm ga, rà thắng chân sơ sơ, xún dốc nhẹ nhàng, cái này nói ra thì khó, tập luyện là chủ yếu, đi quài sẽ quen thôi
Kinh nghiệm cần thiế́t là hãy lắng tai nghe tiếng côn, chủ yếu là cái chân trái của bác. Nghe tiếng côn êm êm như gần tắt máy ấy, khi đó để im chân côn, nhả phanh tay, nhấn tí ga và nhả từ từ côn, vừa nhả côn vừa đạp ga vào, cứ nhẹ nhàng, 1 em nâng - 1 em xún. Nếu mà sợ quá thì có thể đạp mạnh ga hơn chút thì ko bao giờ tụt dốc, xe đã chạy thì giảm ga, rà thắng chân sơ sơ, xún dốc nhẹ nhàng, cái này nói ra thì khó, tập luyện là chủ yếu, đi quài sẽ quen thôi

Tôi lái xe đã trên 15 năm, cả ở châu Âu và Việt Nam có 2 cách khi dừng xe trên dốc:
- Người mới lái: trả số về mo, kéo phanh tay, khi tiến vào số 1 nhấn ga tăng hơn bình thường như khi xe chở nặng sau đó nhả chân côn từ từ như vậy xe sẽ không bị trôi đít xuống và chết máy.
- Người có kinh nghiệm thì không dùng phanh tay, chân luôn đạp giữ phanh, chuyển nhanh chân phanh sang côn trong khi tay vào số tiến ga nhấn như trường hợp mới lái.
- Thư giãn bình tĩnh khi ở trên dốc nhất là lúc kẹt xe giữa dốc.
Chúc bạn lái xe an toàn.
- Người mới lái: trả số về mo, kéo phanh tay, khi tiến vào số 1 nhấn ga tăng hơn bình thường như khi xe chở nặng sau đó nhả chân côn từ từ như vậy xe sẽ không bị trôi đít xuống và chết máy.
- Người có kinh nghiệm thì không dùng phanh tay, chân luôn đạp giữ phanh, chuyển nhanh chân phanh sang côn trong khi tay vào số tiến ga nhấn như trường hợp mới lái.
- Thư giãn bình tĩnh khi ở trên dốc nhất là lúc kẹt xe giữa dốc.
Chúc bạn lái xe an toàn.

Theo dõi diễn đàn này cũng hay hay. Tôi xin góp thêm vài ý ... mà thực ra chỉ là truyền đạt lại lời thầy dậy năm nào thôi để các bác tài a-ma-tơ cùng tham khảo...
Sau khi lấy được Giấy phép lái xe, tôi "hiến kế" ... nên mời người có kinh nghiệm lâu năm giúp bổ túc thêm tay lái cho mình ... để đỡ ca-mơ-run ... trong nhiều trường hợp ...
Ở trường dạy lái xe, các thầy thường chỉ cho người học lái biết về cái kỹ năng..."đề-pa", tức là làm thế nào để điều khiển ôtô dừng giữa lưng chừng dốc mà không bị "tháo" lui ... Tôi còn nhớ, trong trường hợp này, thầy dạy, người lái cần luyện tập nhiều để có cảm nhận tiếng "phựt" (thể hiện má côn trong bộ ly hợp áp sát vào nhau) khi nhả chân côn ở khoảng tầm 1/3 gì đó, động tác này phải dứt khoát, không nhả từ từ ... , để ngay sau đó, chuyển chân phanh sang ngay chân ga để "tiếp sức" cho chân côn đang tạo sự gắn kết giữa những lá côn khiến ô tô chuyển động lên phía trước được như ý ... (dĩ nhiền nếu đã kéo phanh tay thì phải "nhả" sau khi chuyển chân phải từ bàn đạp phanh sang cần ga đạt hết độ rơ của nó để xe chuyển động theo ý muốn).
Động tác này, tôi cho rằng không dễ, do vậy, cần rèn luyện nhiều để đạt được kỹ năng chuẩn ...
Sau khi lấy được Giấy phép lái xe, tôi "hiến kế" ... nên mời người có kinh nghiệm lâu năm giúp bổ túc thêm tay lái cho mình ... để đỡ ca-mơ-run ... trong nhiều trường hợp ...
Ở trường dạy lái xe, các thầy thường chỉ cho người học lái biết về cái kỹ năng..."đề-pa", tức là làm thế nào để điều khiển ôtô dừng giữa lưng chừng dốc mà không bị "tháo" lui ... Tôi còn nhớ, trong trường hợp này, thầy dạy, người lái cần luyện tập nhiều để có cảm nhận tiếng "phựt" (thể hiện má côn trong bộ ly hợp áp sát vào nhau) khi nhả chân côn ở khoảng tầm 1/3 gì đó, động tác này phải dứt khoát, không nhả từ từ ... , để ngay sau đó, chuyển chân phanh sang ngay chân ga để "tiếp sức" cho chân côn đang tạo sự gắn kết giữa những lá côn khiến ô tô chuyển động lên phía trước được như ý ... (dĩ nhiền nếu đã kéo phanh tay thì phải "nhả" sau khi chuyển chân phải từ bàn đạp phanh sang cần ga đạt hết độ rơ của nó để xe chuyển động theo ý muốn).
Động tác này, tôi cho rằng không dễ, do vậy, cần rèn luyện nhiều để đạt được kỹ năng chuẩn ...
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip