
Tôi có quyền nuôi con không?
Tôi và vợ tôi chung sống với nhau có 2 con. Đứa con gai lớn SN 2003 và đứa trai nhỏ SN 2009. Thời gian chung sống vợ chồng cũng hay cãi nhau vì bất đồng. Sau khi sinh cháu thứ 2 thì tôi bị bệnh đau cột sống nên không đi làm được. Kinh tế gia đình vì thế mà khó khăn và vợ chồng hay cai nhau hơn. sau đó cô ấy đòi ly hôn và dắt 2 đứa con về ngoại. Sau đó bỏ đi làm ở Hàn Quốc mà tôi không hề hay biết.Chưa ly hôn mà vợ đã đi Hàn mà không biết khi nào mới về.(vì nghe nói là cô ấy chạy dây lấy chồng rồi bỏ trốn ra ngoài làm?) Sau khi mổ cột sống và sức khỏe cũng tạm ổn định. tôi muốn tiến hành ly hôn thì phải làm thế nào ? và tôi có được quyền đón con về nuôi dưỡng không ? ông bà ngoại cháu lấy lý do là cháu do mẹ nó gửi, giờ mẹ nó không có đây thì không ai được đón cháu đi.

Bạn thân mến!
Bạn có thể tham khảo các điều sau đây của luật hôn nhân gia đình chương ly hôn để cân nhắc:
LY HÔN
Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nếu còn thắc mắc hay để được tư vấn cụ thể hơn bạn hãy liên hệ:1900 571 530!
Chúc bạn có quyết định sáng suốt!