Câu hỏi

21/05/2013 11:03
Cho tôi hỏi về chế độ cho thanh niên xung phong!
Trước đây mẹ tôi từng tham gia thanh niên xung phong ở miền bắc, bây giờ gia đình tôi hiện ở Tp.HCM. Vậy để xin trợ cấp hằng tháng cho mẹ tôi thì cần những giấy tờ nào? Và cơ quan nào có thể giải quyết vấn đề này? Thủ tục như thế nào? Xin hướng dẫn giúp tôi! Chân thành cám ơn!
superpipocb
21/05/2013 11:03
Danh sách câu trả lời (1)

Theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM thì hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần thì phải có các giấy tờ sau: Bản khai đề nghị trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; Có một trong các giấy tờ cũ chứng minh là TNXP như: thẻ đội viên, giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở TNXP, giấy khen, lý lịch cán bộ, Đảng viên có ghi là TNXP; Biên bản xác nhận và đề nghị của phiên họp tập thể hội đồng xác nhận xã, phường, hoàn cảnh gia đình và trợ cấp đối với thanh niên xung phong; Giấy xác nhận và đề nghị của huyện, thị, thành Đoàn.
Thẩm quyền giải quyết:
1. Đối với tỉnh Đoàn, thành Đoàn.
1.1. Phát hiện, lập hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong thuộc quyền quản lý trực tiếp của địa phương và thanh niên xung phong thuộc quyền quản lý của Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông - Vận tải đang cư trú tại địa phương, theo quy định tại khoản 2.2, mục 2 phần I Thông tư này và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp.
Đối với thanh niên xung phong đã chuyển đến cư trú ở tỉnh, thành phố khác mà chưa được xem xét giải quyết thì phải có giới thiệu và có văn bản đề nghị của tỉnh Đoàn, thành Đoàn nơi cư trú trước khi chuyển đi.
1.2. Hồ sơ trợ cấp.
a. Bản khai đề nghị trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, có xác nhận của trưởng thôn, xóm, đường phố (mẫu số 11).
b. Giấy tờ chứng nhận là thanh niên xung phong theo quy định tại tiết d, khoản 1.1, mục 1 phần I Thông tư này.
c. Biên bản xác nhận và đề nghị của phiên họp tập thể hội đồng xác nhận xã, phường về hoàn cảnh gia đình và trợ cấp đối với thanh niên xung phong (mẫu số 12).
d. Giấy xác nhận và đề nghị của huyện Đoàn, quận Đoàn.
e. Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 13), trợ cấp hàng tháng (mẫu số 14) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Sau khi hoàn thành thủ tục hồ sơ, tỉnh Đoàn, thành Đoàn lưu giữ 01 bộ chuyển 01 bộ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi thanh niên xung phong cư trú để làm thủ tục giải quyết quyền lợi.
2. Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
2.1. Chi trả khoản trợ cấp hàng tháng.
Sở Lao động - Thương binh - Xã hội đăng ký quản lý danh sách (mẫu số 15), tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
2.2. Chi trả khoản trợ cấp một lần.
a. Sở lập 04 bản tổng hợp (mẫu số 16) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 03 bản kèm theo công văn để thống nhất với Bộ Tài chính cấp phát kinh phí .
b. Căn cứ kinh phí được giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc chi trả trợ cấp một lần và thanh quyết toán đúng chế độ kế toán hiện hành
Mức trợ cấp
a. Thanh niên xung phong thuộc diện người không còn khả năng lao động, hiện sống cô đơn không nơi nương tựa, không có người thân đảm bảo việc nuôi dưỡng hoặc có người thân nhưng họ cũng thực sự gặp hoàn cảnh khó khăn ngoài việc được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 167/TTg ngày 08 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ; đồng thời được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một triệu năm trăm ngàn đồng) do Ngân sách Trung ương bảo đảm.
b. Người được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một triệu năm trăm ngàn đồng) do Ngân sách Trung ương bảo đảm là người ở một trong các hoàn cảnh sau đây:
- Người bị ốm đau kéo dài (là người mắc các bệnh phải nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày theo danh mục được qui định tại Thông tư số 33/TT-LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của Bộ Y tế và Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam).
- Người không còn khả năng lao động (nam 60 tuổi trở lên, nữ 55 tuổi trở lên tính theo năm dương lịch hoặc được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận mất sức lao động từ 61% trở lên).
- Người thuộc hộ nghèo (chuẩn hộ nghèo theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thẩm quyền giải quyết:
1. Đối với tỉnh Đoàn, thành Đoàn.
1.1. Phát hiện, lập hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong thuộc quyền quản lý trực tiếp của địa phương và thanh niên xung phong thuộc quyền quản lý của Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông - Vận tải đang cư trú tại địa phương, theo quy định tại khoản 2.2, mục 2 phần I Thông tư này và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp.
Đối với thanh niên xung phong đã chuyển đến cư trú ở tỉnh, thành phố khác mà chưa được xem xét giải quyết thì phải có giới thiệu và có văn bản đề nghị của tỉnh Đoàn, thành Đoàn nơi cư trú trước khi chuyển đi.
1.2. Hồ sơ trợ cấp.
a. Bản khai đề nghị trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, có xác nhận của trưởng thôn, xóm, đường phố (mẫu số 11).
b. Giấy tờ chứng nhận là thanh niên xung phong theo quy định tại tiết d, khoản 1.1, mục 1 phần I Thông tư này.
c. Biên bản xác nhận và đề nghị của phiên họp tập thể hội đồng xác nhận xã, phường về hoàn cảnh gia đình và trợ cấp đối với thanh niên xung phong (mẫu số 12).
d. Giấy xác nhận và đề nghị của huyện Đoàn, quận Đoàn.
e. Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 13), trợ cấp hàng tháng (mẫu số 14) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Sau khi hoàn thành thủ tục hồ sơ, tỉnh Đoàn, thành Đoàn lưu giữ 01 bộ chuyển 01 bộ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi thanh niên xung phong cư trú để làm thủ tục giải quyết quyền lợi.
2. Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.
2.1. Chi trả khoản trợ cấp hàng tháng.
Sở Lao động - Thương binh - Xã hội đăng ký quản lý danh sách (mẫu số 15), tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
2.2. Chi trả khoản trợ cấp một lần.
a. Sở lập 04 bản tổng hợp (mẫu số 16) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 03 bản kèm theo công văn để thống nhất với Bộ Tài chính cấp phát kinh phí .
b. Căn cứ kinh phí được giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc chi trả trợ cấp một lần và thanh quyết toán đúng chế độ kế toán hiện hành
Mức trợ cấp
a. Thanh niên xung phong thuộc diện người không còn khả năng lao động, hiện sống cô đơn không nơi nương tựa, không có người thân đảm bảo việc nuôi dưỡng hoặc có người thân nhưng họ cũng thực sự gặp hoàn cảnh khó khăn ngoài việc được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 167/TTg ngày 08 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ; đồng thời được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một triệu năm trăm ngàn đồng) do Ngân sách Trung ương bảo đảm.
b. Người được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một triệu năm trăm ngàn đồng) do Ngân sách Trung ương bảo đảm là người ở một trong các hoàn cảnh sau đây:
- Người bị ốm đau kéo dài (là người mắc các bệnh phải nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày theo danh mục được qui định tại Thông tư số 33/TT-LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của Bộ Y tế và Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam).
- Người không còn khả năng lao động (nam 60 tuổi trở lên, nữ 55 tuổi trở lên tính theo năm dương lịch hoặc được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận mất sức lao động từ 61% trở lên).
- Người thuộc hộ nghèo (chuẩn hộ nghèo theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip