
Cách ăn mướp đắng?

Theo nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Nhật Bản thì mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng.
Trà mướp đắng dễ hấp thụ
Mướp đắng có tác dụng phòng chống say nắng và giải say nắng, còn là thức ăn rất tốt để giảm đường trong máu.
Trà mướp đắng được y học hiện đại chứng minh là đồ uống có lợi nhất cho việc hấp thụ của cơ thể, có thể phát huy được đến 80% thành phần dinh dưỡng, cách làm trà mướp đắng cũng rất đơn giản.
Gợi ý: Cách làm trà mướp đắng
1. Cắt mướp đắng thành những miếng mỏng 1-2 mm,cho lên chảo sấy khô, đảo đi đảo lại cho khô nước.
2. Mướp khô xong chuyển thành màu nâu, để nguội sau đó cho vào hộp đậy kín, cất trong ngăn lạnh của tủ lạnh, có thể để được 2 tháng.
3. Khi uống lấy ra cho nước nóng vào pha như pha trà bình thường, mỗi ngày uống 3 - 4 ly là được.
Dinh dưỡng từ nước mướp đắng
Vitamin C trong mướp đắng có thể phòng chống da lão hoá và làm giảm cholestrole trong máu. Nhưng Vitamin C không chịu được nhiệt nên sau khi gia nhiệt, giá trị dinh dưỡng cơ bản của mướp đắng dù không bị mất đi nhưng những người muốn thông qua mướp đắng để đạt được mục đích phòng chống da lão hoá và làm giảm cholestrole trong máu thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, lấy mướp đắng vắt nước uống là cách lựa chọn tốt nhất.
Gợi ý: Cách làm nước mướp đắng
1. Mướp đắng rửa sạch,dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn mướp đắng, dùng lưới lọc hoặc vải lọc để trong cốc chắt nước ra từ máy xay.
2. Thêm vào nửa cốc nước hoặc lượng nước phù hợp với khẩu vị của bạn
3. Nếu sợ vị đắng của mướp đắng, có thể thêm nước chanh hoặc táo ép. Mỗi ngày uống nửa ly hoặc 1 ly là được.

Mướp đắng là loại quả có vị đắng đặc trưng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như canh mướp đắng, mướp đắng xào, salad mướp đắng...
Lợi ích của mướp đắng với bà bầu
- Hàm lượng folate cao trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ với mục đích tránh dị tật ống thần kinh ở bé sơ sinh.
- Khá dồi dào chất xơ, mướp đắng giúp bạn có cảm giác no, tránh ăn uống quá đà dẫn tới tăng cân nhanh trong thai kỳ. Chất xơ trong mướp đắng cũng giúp giảm táo bón và bệnh trĩ – hai khó khăn lớn mà nhiều bà bầu phải đối mặt.
- Mướp đắng cũng giàu vitamin B, các chát như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên đóng vai trò quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho bà bầu và giúp bào thai phát triển.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Mướp đắng có chứa những chất alkaloid như quinine và morodicine có thể gây độc cho một số người. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, đau bụng, mặt đỏ, tiết nước bọt liên tục, giảm thị giác, tiêu chảy, yếu ớt...
Tiêu thụ một lượng lớn mướp đắng có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa khác.
Một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn phải hạt mướp đắng. Khi chế biến và đun nấu, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
Vị đắng của mướp đắng có thể kích thích co bóp tử cung và gây sinh non trong một số trường hợp.
Nếu bạn chưa từng ăn mướp đắng thì đừng cố gắng tập ăn khi đang mang thai. Tốt nhất bạn có thể hỏi bác sĩ về việc liệu có an toàn khi ăn mướp đắng trước khi muốn ăn món này.