Câu hỏi

20/05/2013 04:54
Không được giải quyết cho thôi việc, khiếu nại tại đâu?
Tôi là công chức nhà nước (giáo viên). Nay do điều kiện gia đình, tôi đã nộp đơn xin thôi việc từ ngày 7-8-2008. Đến ngày 10-9-2008, cơ quan trả lời không giải quyết cho tôi thôi việc với lý do đang thiếu giáo viên. Cơ quan tôi trả lời như vậy có đúng không?
Trường hợp của tôi liệu có được giải quyết cho thôi việc không? (Tôi không thuộc diện không được giải quyết cho thôi việc trong nghị định 54 và NÐ96). Tôi phải gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nào tiếp theo?
tybaby9
20/05/2013 04:54
Trường hợp của tôi liệu có được giải quyết cho thôi việc không? (Tôi không thuộc diện không được giải quyết cho thôi việc trong nghị định 54 và NÐ96). Tôi phải gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nào tiếp theo?
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định tại điều 41 nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, viên chức khi có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc và tiến hành các thủ tục cần thiết như chuyển giao hồ sơ lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội đối với viên chức.
Theo quy định tại điều 12 pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa đổi bổ sung), cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu bạn không đồng ý với quyết định của cơ quan, bạn có quyền khiếu nại. Theo quy định tại điều 30 Luật khiếu nại tố cáo (đã được sửa đổi bổ sung), trước hết bạn phải gửi đơn khiếu nại lần đầu tại cơ quan bạn. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Đồng thời theo quy định tại điều 39 luật này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc và tiến hành các thủ tục cần thiết như chuyển giao hồ sơ lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội đối với viên chức.
Theo quy định tại điều 12 pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa đổi bổ sung), cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu bạn không đồng ý với quyết định của cơ quan, bạn có quyền khiếu nại. Theo quy định tại điều 30 Luật khiếu nại tố cáo (đã được sửa đổi bổ sung), trước hết bạn phải gửi đơn khiếu nại lần đầu tại cơ quan bạn. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Đồng thời theo quy định tại điều 39 luật này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip